SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
--------------
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo QĐ số..../QĐ-BVĐKKVNH ngày.....tháng......năm 2017)
I. TRIỆU CHỨNG
- Ăn nhiều: bệnh nhân ăn nhiều, ngày 3 - 4 bữa, mới ăn xong đã thấy đói muốn ăn nữa.
- Uống nhiều: Ngày uống 3 - 4 lít có khi 5 - 6 lít, miệng lúc nào cũng khô .
- Đái nhiều: Nước tiểu có ruồi bâu kiến đậu, dây ra quần thấy dính, để lâu có mùi chua.
- Gầy sút cân: vài 3 tháng sút 4 - 5 kg.
II. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
- Ăn hạn chế tinh bột, đặt biệt là cơm. Thay vì hằng ngày ăn mỗi bữa hai bát cơm, giờ giảm xuống dần còn 1 bát cơm/ bữa và tăng cường ăn rau xanh, nên ăn miếng dong và các chất xơ để bệnh nhân đỡ đói, tránh táo bón.
- Nên ăn nhạt và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Không nên ăn các loại đồ ăn ngọt, không uống rượu bia.
- Đối với người gầy nên ăn tăng cường đạm thay vì ăn cơm để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng trong ngày như cá, thịt…
- Đối với người béo phì nên ăn hạn chế mỡ động vật, giảm nhu cầu năng lượng trong ngày để giảm béo phì.
- Đặt biệt chú ý: người bệnh nên dự trữ kẹo trong túi áo để đề phòng khi có hạ đường huyết thì bệnh nhân lấy ra ngậm liền.
III. CHẾ ĐỘ NGHỈ NGƠI VÀ VẬN ĐỘNG
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc gắng sức, hoặc căng thẳng, stress…
- Vệ sinh hằng ngày sạch sẽ để phòng ngừa các ổ loét ở da, răng miệng…
- Thường xuyên tập thể dục để tránh béo phì và ăn uống điều độ.
- Tái khám thường xuyên để kiểm tra đường máu hoặc tái khám theo giấy hẹn.
- Uống thuốc đúng theo đơn thuốc và hướng dẫn của thầy thuốc.