SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
--------------------
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COPD
(Ban hành kèm theo QĐ số..../QĐ-BVĐKKVNH ngày.....tháng......năm 2017)
I. THEO DÕI TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
1. Triệu chứng:
Ø Khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất.
Ø Thở khò khè.
Ø Tức ngực.
Ø Có đờm ở họng vào buổi sáng, đặc biệt là nếu hút thuốc.
Ø Ho mãn tính và đờm vàng.
Ø Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp.
2. Cách phòng bệnh:
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc gắng sức, hoặc căng thẳng, stress…
- Vệ sinh hằng ngày sạch sẽ để phòng ngừa các ổ loét ở da, răng miệng…
- Khi có dấu hiệu khó thở tăng và cơn khó thở kéo dài cần nhập viện sớm để điều trị ngay
II. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG:
- Ăn uống phải đảm bảo đủ năng lượng trong ngày 30 Kcalo/kg cân nặng. Nhu cầu dinh dưỡng gấp 5-10 lần so với người bình thường.
- Ăn thức ăn mềm lỏng dễ hấp thu và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn quá no vì sẽ gây khó thở.
Thức ăn chủ yếu là chất bột, chất đạm và chất béo. Nên ưu tiên đạm và chất béo từ cá, dầu thực vật cho bệnh nhân vì việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO2 trong máu (bởi các bệnh nhân vốn đã tăng mạn tính CO2 trong máu).
- Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh (đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A,C,E) không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân COPD.
- Người bệnh cần hạn chế lượng muối ăn vào, nhất là khi đã có tâm phế mạn (có suy tim)
- Uống nhiều nước ấm giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện khạc đờm dễ dàng hơn (trung bình khoảng 2 - 3 lít/ngày)
- Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng.