Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 310
Hôm qua 289
Trong tuần 2022
Trong tháng 804
Tất cả 807089
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ SAU KHI CẮT TỬ CUNG  

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA



NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ SAU KHI CẮT TỬ CUNG

 (Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

1.Chức năng của tử cung

Tử cung hay dạ con là một cơ quan sinh dục của giới nữ. Tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng có hình giống như quả lê dốc ngược phần trên lồi to gọi là đáy tử cung, phần dưới nhỏ dài gọi là cổ tử cung.

Tử cung có vai trò chuẩn bị môi trường để đón trứng thụ tinh và mang thai, nuôi dưỡng thai nhi.

2. Những thay đổi của cơ thể sau khi cắt tử cung

Cắt bỏ tử cung là quá trình phẫu thuật bao gồm việc loại bỏ tử cung của người phụ nữ, cắt tử cung có hai phương pháp bao gồm: Mổ hở hay mổ nội soi. Nếu mổ nội soi, thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn.

Sau khi cắt tử cung cơ thể có thể xuất hiện những thay đổi nhất định như:

·         Không còn hiện tượng kinh nguyệt mỗi tháng: Dù không cắt buồng trứng, lượng hormon vẫn sản xuất đầy đủ nhưng sau khi cắt tử cùng không còn hiện tượng bong niêm mạc tử cung mỗi tháng do vậy sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt.

·         Không còn khả năng mang thai và sinh con: Tử cung là nơi em bé sẽ ở trong suốt thai kỳ và cũng tại đây, em bé sẽ trải qua những giai đoạn phát triển đầu tiên từ khi là một phôi thai nhỏ xíu cho đến khi thành một em bé để có thể sinh ra và sống bên ngoài cơ thể mẹ. Khi cắt tử cung không còn nơi cho em bé phát triển, đồng nghĩa với việc phụ nữ không còn khả năng mang thai và sinh con.

·         Nếu chỉ cắt tử cung, không cắt buồng trứng thì cơ thể sẽ không có các triệu chứng suy giảm nội tiết đột ngột.

·         Trường hợp cắt bỏ tử cung hoàn toàn bao gồm: Cắt tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, với trường này do cắt cả buồng trứng nên gây hiện mất cân bằng nội tiết và xuất hiện tình trạng mãn kinh do cơ thể không thể sản xuất hormon sinh dục nữ. Người bệnh có thể thấy các dấu hiệu như bốc hỏa, mệt mỏi, rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, loãng xương...

·         Đời sống vợ chồng: Việc cắt tử cung không làm ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, không làm giảm ham muốn tình dục. Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt tử cung khoảng 6-8 tuần có thể quan hệ tình dục nếu như không còn đau hay quá khó chịu.

·         Tăng cân đột ngột: Sau khi cắt tử cung vì rất nhiều nguyên nhân phụ nữ bị tăng cân một cách đột ngột.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/nhung-thay-doi-cua-co-sau-khi-cat-tu-cung/?link_type=related_posts

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA


CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG

KHI MANG THAI CẦN ĐI KHÁM NGAY

(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

·        Chảy máu, sốt, đau và ớn lạnh

·        Bà bầu nhức đầu, choáng ngất  và chóng mặt

·        Bà bầu thường xuyên đi tiểu gắt và đau buốt

·        Những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng

·        Nôn kèm sốt hoặc đau

·        Ớn lạnh hoặc sốt cao hơn 39 độ C: Dấu hiệu bất thường khi mang thai

·        Dịch âm đạo tiết bất thường

·        Bàn tay, bàn chân hoặc mặt đột ngột sưng

·        Thai nhi thiếu vận động: Dấu hiệu bất thường khi mang thai cần đi khám ngay

Hầu hết các bác sĩ khuyên người mẹ nên tự kiểm tra sự phát triển của thai nhi một vài lần trong một ngày. Bé ít nhất có khoảng 10 động tác trong vòng 10 phút. Từ tuần thứ 32 của thai kỳ, toàn bộ các giác quan của thai nhi đã hoàn thiện và có thể cảm nhận được mọi cử động của mẹ.

Nếu sau khi thử tiếp lần thứ hai mà mẹ vẫn  không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào thì nên nhanh chóng nhập viện ngay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://hongngochospital.vn/dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai/

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA



THAI NGÔI ĐẦU VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT

 (Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

1.      Định nghĩa

Ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở.

Khi siêu âm xác định ngôi thai đầu thì có nghĩa lúc này đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé đi ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu được chia thành các dạng như sau:

Ngôi chỏm:  Ngôi chỏm là ngôi đầu với đầu cúi tối đa, cằm chạm vào thân.

Ngôi thóp trước: Ngôi thóp trước là ngôi đầu với đầu ở tư thế trung gian, thóp trước trình trước eo trên.

Ngôi trán: Ngôi trán là ngôi đầu với đầu ở tư thế trung gian, trán trình trước eo trên.

Ngôi mặt: Ngôi mặt là ngôi đầu với đầu ngửa tối đa thật tốt, gáy chạm vào lưng.

2. Nhận biết ngôi thai đầu bằng cách nào?

Khi bước sang tuần thai 28 trở đi, thai phụ nên siêu âm để biết chính xác nhất việc thai đã xoay đầu để thành ngôi thai thuận hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự đoán điều này thông qua hình dáng bụng bầu, vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ.

Nếu thai nhi đã quay đầu, bụng mẹ sẽ có hình ôvan, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Ở phần trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi, ở phần dưới tử cung là đầu hình tròn và cứng, hai bên sườn là lưng và tay, chân của bé.

Bên cạnh đó, thai phụ có thể để ý xem hiện tại thai nhi đạp ở phần trên hay dưới bụng. Có khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29. 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm hoặc trễ hơn (trước khi có dấu hiệu chuyển dạ).

Tăng áp lực bụng dưới: Khi thai nhi quay đầu để thành ngôi thai thuận, đó là lúc mẹ cảm thấy áp lực đè lên phần bụng dưới. Bởi đây là nơi tạo nếp gấp khi ngồi. Có thể không phải thai phụ nào cũng cảm nhận được điều này, vì nó còn phụ thuộc vào thành bụng dày hay mỏng.

3. Ngôi thai thuận sớm có phải là dấu hiệu của sinh sớm?

Nếu bác sĩ kết luận ngôi thai đầu ở từ tuần 28 trở đi như vậy là thai kỳ đang phát triển bình thường, thai nhi theo ngôi thuận và thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm chờ đợi đến ngày chuyển dạ.

Nếu nói ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm thì điều này cũng không hoàn toàn đúng, chỉ một yếu tố thì không nói lên được điều gì, thai phụ nên theo dõi mình có những dấu hiệu khác như: Đau vùng lưng dưới, phù nề, ra dịch hồng,... để biết chính xác tình trạng của thai nhi.

Ngôi thai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chuyển dạ và phương pháp sinh, ngôi thai không thuận sẽ dẫn đến sinh khó và phải sinh mổ nếu như các biện pháp can thiệp không tác dụng. Vì vậy, trong những tháng cuối, thai phụ nên khám thai thường xuyên để biết được ngôi thai và có những biện pháp xoay chuyển ngôi thai, từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Obstetrics and gynecology 8th  edition. Tác giả Beckmann. Hợp tác xuất bản với ACOG. Nhà xuất bản Wolters Kluwer Health 2018.

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP