Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 281
Hôm qua 289
Trong tuần 1993
Trong tháng 775
Tất cả 807060
Ý NGHĨA LÂM SÀNG CỦA CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM SINH HÓA  

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA



Ý NGHĨA LÂM SÀNG CỦA CÁC CHỈ SỐ

XÉT NGHIỆM SINH HÓA

(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

Cùng với các XN khác XNSH máu là xét nghiệm y học khá thông dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh lý đồng thời đánh giá tình trạng hoạt động toàn bộ chức năng của cơ thể.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ý nghĩa của các chỉ số sinh hóa nói lên điều gì. Dưới đây là ý nghĩa của các chỉ số sinh hóa máu thường gặp:

Ý nghĩa các xét nghiệm sinh hóa máu đang thực hiện tại bệnh viện

1. Xét nghiệm glucose, HbA1c

Glucose là carbohydrate quan trọng nhất lưu hành trong máu ngoại vi. Quá trình đốt cháy glucose là nguồn chính cung cấp năng lượng cho tế bào.

Chỉ số Glucose thường được bác sĩ kết hợp với xét nghiệm HbA1C để đánh giá, chẩn đoán và theo dõi điều trị cho bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết. Ở mức độ bình thường, chỉ số glucose ở trong khoảng 3,9 - 6,4 mmol/l và HbA1C sẽ từ 4 - 5,6%.

2.Xét nghiệm mỡ máu

Xét nghiệm mỡ máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL- Cholesterol, HDL- Cholesterol.

+Trong đó, chỉ số Cholesterol toàn phần giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá các trường hợp như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,... Ngưỡng bình thường: 3,9 - 5,2 mmol/L.

+Chỉ số Triglycerid bình thường: 0,46 - 1,88 mmol/l.

+Chỉ số LDL-C Chỉ số LDL-C giúp đánh giá tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành,… Chỉ số LDL-C bình Ngưỡng bình thường: <3,4mmol/l.

+Chỉ số HDL-C: giúp bác sĩ đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu. Mức: >0,9 mmol/L.

3. Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm: AST, ALT và GGT

Đây là 3 chỉ số men gan dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của gan. Đối với những người có sức khỏe tốt, chỉ số AST, ALT và GGT sẽ nằm ở mức dưới 50 UI/L. 

Đối với các kết quả xét nghiệm có 3 chỉ số này cao hơn mức bình thường thì có thể bạn đang mang mắc các bệnh lý về gan như viêm gan do virus hoặc do uống nhiều rượu bia, ung thư gan; nhồi máu cơ tim,... Ngoài ra, chỉ số GGT cũng sẽ tăng cao đối với những người đang sử dụng các loại thuốc như: kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm,...

Men gan giảm trong các trường hợp: lọc thận định kỳ, suy giáp, suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai, thiếu đạm và các chất dinh dưỡng,...

4.Xét nghiệm Albumin

Albumin là một loại protein quan trọng nhất trong thành phần của huyết thanh được tổng hợp ở gan. Chỉ số Albumin có công dụng trong việc đánh giá chức năng gan của bệnh nhân, thông thường sẽ ở ngưỡng 35 - 50 g/l. Tuy nhiên, khi kết quả nồng độ Albumin giảm thấp hơn mức bình thường thì có thể cơ thể bạn đang bị suy dinh, nhiễm khuẩn hoặc bị shock; ở trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể chức năng gan của bạn bị suy giảm, cầu thận bị tổn thương,...

5. Xét nghiệm Protein toàn phần

- Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…

- Protein tăng trong các bệnh lý: Đa u tuỷ (Kahler), bệnhWaldenstrom, thiểu năng vỏ thượng thận …Ngoài ra có thể gặp protein máu tăng trong các trường hợp cô đặc máu: sốt kéo dài, ỉa chảy nặng, nôn nhiều…

- Protein giảm trong các trường hợp: thận hư nhiễm mỡ, xơ gan, ưu năng giáp nhiễm độc, suy dinh dưỡng… ngoài ra, có thể gặp giảm protein máu do pha loãng máu (nhiễm độc nước, truyền dịch quá nhiều…)
6. Bilirubin máu

Chỉ số bilirubin được dùng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.

Có 3 trị số bilirubin gồm: Bilirubin toàn phần; Bilirubin trực tiếp; Bilirubin gián tiếp.

Chỉ số Bilirubin toàn phần bình thường <21 umol/L.

7. Ure máu

Ure được tổng hợp tại gan, là sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hóa nitơ, được đào thải chủ yếu qua thận.Ure chịu ảnh hưởng khẩu phần protein ăn vào, tình trạng giữ nước của cơ thể và xuất huyết tiêu hóa . Khoảng 2/3 chức năng thận phải bị mất đi trước khi có sự gia tăng ure rõ rệt.

-Ure tăng : Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu, chế độ ăn nhiều protein…

-Ure thấp : Suy gan, chế độ ăn nghèo protein, viêm gan cấp(mãn)…

8. Creatinin máu

Là sản phẩm đào thải của quá trình thoái hóa creatinin phosphat ở cơ và được lọc hoàn toàn qua các cầu thận, không được các ống thận tái hấp thu. Do đó giá trị của creatinin chủ yếu phản ánh chức năng thận và chỉ số creatinin huyết thanh được sử dụng để đánh giá chức năng thận

Giá trị bình thường đối với nam là từ 62 - 120 mmol/l và nữ là từ 53 - 100 mmol/l.

Creatinin huyết thanh tăng trong bệnh lý suy thận, suy tim mất bù, gout, cường giáp, tăng huyết áp, đái tháo đường ..

Creatinin huyết thanh giảm trong trường hợp phụ nữ có thai, teo cơ, liệt, sử dụng thuốc chống động kinh,...

9. Canxi toàn phần

Calcium là nguyên tố khoáng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể. 90% calcium ở xương. Phần còn lại phân bố ở các mô khác nhau và dịch ngoại bào. Calcium có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, duy trì tính thấm của màng tế bào, dẫn truyền thần kinh cơ 

- Can xi toàn phần tăng : Cường cận giáp, dùng nhiều Vitamin D, đa u tuỷ x ương, bệnh addison, ..

- Can xi toàn phần giảm: Nhược cận giáp, thiếu Vitamin D,viêm thận, thận hư,viêm tuỵ ,còi xương..

10. Amylase máu

Amylase là enzyme thủy phân tinh bột, có nguồn gốc từ tụy và tuyến nước bọt. 

- Chỉ định: Các bệnh về tuỵ , tuyến nước bọt, quai bị…

- Amylase tăng cao : Viêm tuỵ cấp, ung thư tuỵ, quai bị, viêm tuyến nước bọt, thủng dạ dày, tắc ruột cấp,…

- Amylase giảm: tụy bị hoại tử lan rộng, viêm tuỵ mạn tính, xơ hoá ống dẫn tụy tiến triển

11. CK (Creatin – Kinase)

CK là men có nhiều trong cơ tim và cơ xương, một ít ở não không có trong gan.

- CK tăng cao trong các trường hợp: chấn thương cơ, bệnh lý cơ hoặc loạn dưỡng cơ ác tính, nhồi máu cơ tim(ngay giờ 4 sau sự hình thành của ổ nhồi máu ,đạt đỉnh khoảng 24 giờ, trở về bình thường khoảng 72 giờ)

- CK giảm : giảm khối lượng cơ, teo cơ….

12. CK-MB ( Creatin Kinase –Mucle Brain)

CK-MB là một trong 3 isozym của CK, đó là: CK – MM (CK tuýp cơ),CK – MB (CK tuýp tim) ,CK – BB(CK tuýp não). Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng tổn thương cơ, có tính đặc hiệu cao hơn CK trong nhồi máu cơ tim.

- CKMB tăng trong: Nhồi máu cơ tim , viêm cơ,tổn thương cơ tim khác như chấn thươngtim, phẫu thuật tim…
13.Sắt huyết thanh

-Chỉ đinh: Các trường hợp thiếu máu, mất máu do chảy máu, trĩ, giun móc, thai nghén, nhiễm độc sắt, tan máu…

-Sắt tăng trong : tan máu, suy tuỷ, xơ tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xơ gan, nhiễm độc sắt, truyền máu nhiều lần…Sắt giảm trong: Thiếu máu thiếu sắt, viêm nhiễm mạn tính, giảm hấp thu sắt (cắt đoạn ruột, dạ dày…)
14. Acid Uric máu

Khi có sự nghi ngờ bệnh nhân bị Gout hoặc gặp phải một số bệnh lý liên quan đến chức năng của thận, khớp xương,... thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Acid Uric.

Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu này sẽ ở ngưỡng khác nhau đối với nam và nữ. Thông thường, ở nam giới, chỉ số này trong khoảng 180 - 420 mmol/l và khoảng 150 - 360 mmol/l ở nữ giới.

15.Xét nghiệm lactat

Là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tế bào.Nó được sản xuất vượt quá mức khi tế bào không đủ oxy hoặc khi con đường ban đầu của sản xuất năng lượng trong tế bào bị đứt đoạn

- Chỉ định: nghi ngờ nhiễm trùng huyết, sốc,đau tim,suy tim suy huyết nặng, suy thận,đái tháo đường…

- Tăng lactate máu được chia làm 2 loại:

- Typ A : Do oxy cung cấp cho mô không đủ, tạo lactat quá mức.

- Typ B: không phải do thiếu oxy mà do suy giảm chuyển hoá hoặc giảm đào thải lactate.
16.CRP (C – Reactine Protein)

- CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C, là một glycoprotein được gan sản xuất bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất và gây tăng nhanh nồng độ CRP trong huyết thanh.

- CRP bắt đầu tăng từ sau 6-12h và tối đa khoảng  48h. Thời gian bán thải của CRP  là 19 giờ, trở về bình thường vào ngày thứ 5-7 sau đợt viêm, dù quá trình viêm đó vẫn đang tiếp diễn, trừ  khi có một đợt viêm mới.

- CRP tăng trong:Viêm tụy cấp, viêm ruột thừa, nhiễm trùng do vi khuẩn, bỏng,  bệnh lý ruột do viêm, nhồi máu cơ tim , viêm khớp dạng thấp, tình trạng nhiễm trùng nặng, phẫu thuật, lao tiến triển.

17. RF(Rheumatoid Factor)

RF là một kháng thể tự sinh, là một protein được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể, tấn công các mô của chính mình, nhận định nhầm lẫn của các mô “ngoại lai”.

- Chỉ định chẩn đoán các bệnh viêm khớp và giúp phân biệt chúng với các dạng viêm khớp hoặc bệnh lý khác khi có cùng những triệu chứng.

18. ASO(ANTISTREPTOLYSIN O)

ASO là một kháng thể chống lại streptolysinO,một chất độc sản xuất bởi liên cầu nhóm A

-Chỉ định khi một người có triệu chứng nghi ngờ căn bệnh gây ra có thể nhiễm liên cầu .

-Kháng thể ASO  được sản xuất khoảng một tuần đến một tháng sau khi bị nhiễm trùng streptolysin O và vẫn giữ mức cao vài tháng sau khi nhiễm trùng đã giải quyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các xét nghiệm thường quy ứng dụng trong lâm sàng (2013)

2. Giáo trình hóa sinh lâm sàng – Đại học y dược Huế

3. Xét nghiệm hóa sinh lâm sàng-Đỗ Đình Hồ-Nhà xuất bản y học


 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP