Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 295
Hôm qua 289
Trong tuần 2007
Trong tháng 789
Tất cả 807074
BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ  

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA


TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

I. ĐỊNH NGHĨA

          Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc liên quan đến tư thế vận động của cột sống cổ. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm ở gian đốt sống. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào nhưng hay gặp nhất ở đoạn C6-C7.

II. NGUYÊN NHÂN

           Quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…).

Tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.

III. TRIỆU CHỨNG

           Biểu hiện rất đa dạng, thường gồm bốn hội chứng chính sau:

1.      Hội chứng cột sống cổ

- Đau có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn tính triệu chứng đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh.

 - Có điểm đau cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ.

2. Hội chứng rễ thần kinh cổ

- Tùy theo vị trí rễ tổn thương (một bên hoặc cả hai bên) mà đau lan từ cổ xuống tay bên đó. Có thể đau tại vùng gáy, đau quanh khớp vai.

- Đau sâu trong cơ xương, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay.

-  Đau tăng lên khi vận động cột sống cổ ở các tư thế (cúi, ngửa, nghiêng, quay) hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu… Có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt, yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương.

3. Hội chứng động mạch đốt sống

- Nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt thường xảy ra vào buổi sáng có khi kèm chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt

 - Đau tai, lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định.

4. Hội chứng ép tủy

- Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương mà biểu hiện chỉ ở chi trên hoặc cả thân và chi dưới.

- Dáng đi không vững, đi lại khó khăn; yếu hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm. Tăng phản xạ gân xương.

            -  Biểu hiện khác: dễ cáu gắt, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc…

IV. ĐIỀU TRỊ

- Cần phối hợp phương pháp nội khoa và phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống cổ, tránh tái phát.

- Áp dụng các liệu pháp giảm đau theo mức độ nhẹ - vừa - nặng, hạn chế sử  dụng dài ngày.

- Cần tăng cường các nhóm thuốc điều trị bệnh theo nguyên nhân.

V. CHẾ ĐỘ ĂN

- Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, các loại cá biển, các loại đậu, rau có lá màu xanh đậm.

- Thực phẩm giàu vitamin D: Tôm, cua, cá trích, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, nấm, sữa bò…

- Các thực phẩm giàu Omega 3 gồm có cá thu, cá hồi, cá cơm,  hàu…

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

            - Quyết định số 3109/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 8 năm 2014, “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên nghành Phục hồi chức năng”.

            - Chương trình tư vấn sức khỏe ngày 10/6/2017 về điều trị thoái hóa cột sống của đài THĐT.

           

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP