SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
BỆNH LIỆT DÂY VII NGOẠI BIÊN
(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH ngày 15 tháng 7 năm 2022)
I. ĐỊNH NGHĨA
Liệt mặt ngoại biên là hội chứng tổn thương dây thần kinh số VII gây nên tình trạng giảm hoặc mất vận động các cơ ở mặt ( liệt toàn bộ nửa mặt)
II. NGUYÊN NHÂN
80% là liệt VII ngoại biên nguyên phát ( liệt mặt do lạnh hay liệt Bell): Do thay đổi không khí lạnh đột ngột, do viêm nhiễm
Liệt VII ngoại biên thứ phát : Zona hạch gối, chấn thương vỡ xương đá, viêm tai xương chũm, u não, sau làm răng…
III. TRIỆU CHỨNG
* Khi nghỉ ngơi:
- Bộ mặt đờ đẫn, mất sự cân đối, mất đường nét tự nhiên
- Giảm trương lực cơ mặt bên liệt: Mép bị sệ xuống, khe mắt bên liệt rộng hơn bên lành, lông mày hạ thấp xuống, mờ rãnh mũi má, nhân trung lệch sang bên lành
- Nước bọt chảy ra ở mép bên liệt, thức ăn đọng lại ở má bên liệt
* Khi bệnh nhân làm động tác theo ý muốn:
- Nếp nhăn trán bên liệt mờ hoặc không có
- Miệng méo và lệch sang bên lành khi nói, cười
- Dấu hiệu Charles- Bell: mắt bên liệt nhắm không kín ( do liệt cơ khép vòng mi)
* Các triệu chứng khác:
- Tê mặt ở bên liệt
- Mất vị giác 2/3 trước lưỡi
- Ù tai
IV. ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC:
1. Châm cứu
2. Vật lý trị liệu
- Giai đoạn cấp tính ( 3 ngày đến 1 tuần):
+ Giảm tâm lý lo lắng giúp người bệnh an tâm hợp tác, tăng tuần hoàn, phòng biến dạng mặt, xoa bóp cử động nhẹ nhàng
+ Bảo vệ mắt, chống khô mắt và viêm giác mạc
+ Đảm bảo vệ sinh răng miệng
- Giai đoạn bán cấp và mạn tính ( sau 1 tuần):
+ Dùng nhiệt nóng, kích thích điện: điện xung, điện phân
+ Tập vận động các cơ mặt qua các bài tập từ chủ động trợ giúp đến đề kháng
+ Hướng dẫn bệnh nhân tự tập qua gương: nhắm mắt, huýt sáo, thổi lửa, ngậm chặt miệng, mỉm cười, nhăn trán, phát âm những từ có âm môi: B,P,U,I,A…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quyết định số 3109/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 8 năm 2014, “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên nghành Phục hồi chức năng”.