Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 740
Hôm qua 36767
Trong tuần 128692
Trong tháng 127246
Tất cả 1611651
GÃY XƯƠNG ĐÒN  

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH NHÂN

GÃY XƯƠNG ĐÒN

 (Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

1. Định nghĩa

             Xương đòn được xếp loại là một xương dài tạo nên một phần của bả vai. Thân xương dẹt cong hình chữ S. Một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai.

2. Nguyên nhân

-  Trực tiếp: do vật nặng đập trực tiếp vào xương đòn

-  Gián tiếp: 80% do đập vai, té chống tay tư thế dạng vai

3.  Triệu chứng

             - Đau tăng khi cử động.

             - Vai sệ.

             - Không nâng được cánh tay vì đau.

             - Cảm giác lạo xạo khi cử động.

             - Biến dạng hoặc sưng nơi ổ gãy.

             - Sưng tấy, đau ở xương đòn.

             - Trẻ sơ sinh thường sẽ không thể cử động tay trong vài ngày sau khi bị gãy xương đòn do quá  trình sinh nở.

4. Tác hại của gãy xương đòn

            - Gặp nhiều khó khăn trong vận động.

            - Còn có thể mất đi khả năng lao động.

            - Nếu gặp nhiều tổn thương khác và có thể có những biến chứng nguy hiểm.

5. Nguyên tắc điều trị

* Bảo tồn

- Phần lớn gãy xương đòn được điều trị bảo tồn, tỷ lệ liền xương 90%

            - Cố định bằng cách mang đai số 8, băng vải treo tay, thời gian cố định phụ thuộc vào độ nặng của chấn thương. Thời gian: 8 tuần ở trẻ em, từ 6 tới 12 tuần ở người trưởng thành.

            - Thuốc giảm đau.

* Phẫu thuật

            - Phẫu thuật khi: xương đòn gãy xuyên qua da, bị di lệch trầm trọng hay gãy thành nhiều mãnh.Phẫu thuật cho gãy xương đòn thường dùng dụng cụ cố định bằng: đinh hoặc nẹp vít  để duy trì vị trí thích hợp của xương trong quá trình liền xương.

6. Những  điểm cần lưu ý

            - Không nâng tay bị gãy quá 70 độ trong vòng 4 tuần.

            - Không nâng vật nặng quá 3kg bên tay gãy trong vòng 6 tuần.

            - Trong khi mang đai chú ý giữ cho xương và cơ thẳng tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát.

            - Giữ đinh, nẹp xương đòn 4- 6 tháng mới rút

            - Tái khám theo hẹn để kiểm tra theo dõi sự lành xương.

            - Sau 8 tuần mới tự đi xe .

            - Dinh dưỡng: + Nên uống nhiều nước

                                    + Ăn nhiều thức ăn có calci như: nghêu, sò, cua…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật  khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Ngoại khoa của Bộ y tế năm 2014.

2.      Phác đồ điều trị ngoại khoa Bệnh Nhân Dân 115 năm 2014.

3.      Phác đồ điều trị ngoại khoa Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa  năm 2019

























SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA



TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH NHÂN

CƠN ĐAU QUẶN THẬN

 (Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

1.      Đại cương:

Cơn đau quặn thận (CĐQT) là 1 cơn đau xuất hiện đột ngột, xuất phát ở vùng hố thận, cường đọ dữ dội, không có tư thế giảm đau. Đau lan ra phía trước, lan xuống vùng bẹn – sinh dục cùng bên. Kèm theo có thể tiểu máu đại thể, buồn nôn, chường bụng.

2.      Nguyên nhân:

-         Sỏi niệu quản là nguyên nhân thường gặp nhất.

-         Các nguyên nhân khác: abcess thận, huyết khối tĩnh mạch thận, mảnh bướu bể thận, u ngoài hệ niệu chèn ép.

3.      Triệu chứng cần phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện:

-         Có cơn đau quặn thận: cơn đau xuất hiện đột ngột, xuất phát ở vùng hố thận, cường đọ dữ dội, không có tư thế giảm đau. Đau lan ra phía trước, lan xuống vùng bẹn – sinh dục cùng bên.

-         Rối loạn đi tiểu (tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu máu, tiểu lắc nhắc, tiểu đục, tiểu ra sỏi) hay rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện) kèm theo.

-         Đã từng bị đau như vậy trước đây.

4.      Điều trị:

a.      Triệu chứng: dùng thuốc đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch, khi đỡ chuyển sang đường uống

-         Giảm đau

-         Giảm co thắt

-         An thần

b.     Giải quyết nguyên nhân:

-         Giải quyết sỏi niệu bằng phẫu thuật

-         Nhiễm trùng: dùng kháng sinh

-         Các trường hợp khác: phẫu thuật tạo hình do hẹp niệu quản, kháng đông ngăn ngừa nhồi máu thận…..

5.      Dinh dưỡng cho bệnh nhân:

-         Uống nhiều nước là điều mà tất cả bệnh nhân bị cơn đau quặn thận nên làm đầu tiên (2,5-3 lít mỗi ngày) để mỗi ngày thải ra khoảng 2-2,5 lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với những người mắc bệnh tim mạch.

-         Thực phẩm nên ăn khi sỏi thận: ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức hấp thụ canxi trong chế độ ăn sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, điều này giờ đây được chứng minh không chính xác. Thực tế, việc ‘nạp’ các thực phẩm chứa canxi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

-         Không nên nhịn tiểu, tránh ngồi lâu (sẽ làm lắng đọng cặn nước tiểu và gây sỏi tiết niệu)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-         Phác đồ điều trị khoa Ngoại-BVĐKKV Ninh Hòa năm 2019

-         Trang web: http://www.trisoithan.vn/kien-thuc/khong-nen-chu-quan-voi-cac-con-dau-quan/












SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA



TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH NHÂN

VIÊM RUỘT THỪA

 (Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

1.      Đại  cương

            Viêm ruột thừa cấp là một bệnh thường gặp nhất trong các cấp cứu ngoại khoa về bụng, ở mọi lứa tuổi.

            Bệnh viêm ruột thừa không thể tự điều trị ở nhà được mà khi biết người đó có biểu hiện của viêm ruột thừa thì cần đưa ngay người bệnh đến bệnh viện kịp thời, tránh tình trạng xấu có thể xảy ra.

2.      Triệu chứng cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện

-         Đau bụng: Trên rốn, quanh rốn, sau đó khu trú hố chậu phải ngay từ lúc đầu

-         Sốt

-         Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đại tiện có khi phân lỏng

Khi vào viện, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm công thức máu và siêu âm để kiểm tra chẩn đoán viêm ruột thừa

3.      Nguyên tắc điều trị

-         Chẩn đoán viêm ruột thừa là điều trị phẫu thuật, cắt ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi.

-         Đám quánh ruột thừa điều trị nội khoa và hẹn khi nào đau lại tái khám hoặc 6 tháng đến phẫu thuật  cắt bỏ ruột thừa.

4.      Dinh dưỡng cho người bệnh

      Chế độ ăn sau mổ

-         Hướng dẫn cho ăn khi bệnh nhân đã trung tiện

-         Ăn thức ăn từ lỏng đến đặc dần, ăn mỗi lần một ít, ăn nhiều lần trong ngày

-         Cá

-         Thực phẩm chứa nhiều Beta-caroten như: Cà rốt, đu đủ, khoai lang, bí đỏ…

-         Trái cây và rau quả tươi chứa cả chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết để

giúp lành vết mổ.

-         Tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo

-         Không ăn quá nhiều đường.

-         Không dùng các chất kích thích.

  Hướng dẫn vận động

-         Ngày thứ 2 sau mổ hướng dẫn bệnh nhân ngồi dạy tại gường.

-         Ngày thứ 3 sau mổ cho bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng trong phòng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

            Phác đồ điều trị khoa Ngoại –BVĐKKV Ninh Hòa năm 2020.

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP