Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 757
Hôm qua 36767
Trong tuần 128709
Trong tháng 127263
Tất cả 1611668
VIÊM TAI GIỮA CẤP  

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA



VIÊM TAI GIỮA CẤP

(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH  ngày 15 tháng 7 năm 2022)

I. VIÊM TAI GIỮA LÀ GÌ?

Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng cấp xảy ra tại niêm mạc tai giữa.

II. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LÀ GÌ?

            Sau 1 đợt viêm đường hô hấp trên như ho, sổ mũi…bé bỗng sốt cao đột ngột, quấy khóc, bứt rứt, bỏ bú, bỏ ăn. Bé kéo vành tai, bứt vành tai, than đau tai, nghe kém… Một vài ngày sau bé có thể hết sốt, ống tai chảy mủ hay dịch ra.

III. BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM TAI GIỮA LÀ GÌ?

Viêm tai giữa đáp ứng rất tốt với điều trị, nếu trẻ không được điều trị sớm và đầy đủ thì viêm tai giữa cấp sẽ trở thành viêm tai giữa mạn, làm giảm sức nghe, ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Nguy hiểm hơn, ổ viêm từ tai giữa có thể lan đến các cấu trúc lân cận gây viêm xương chũm, viêm màng não, ápxe não, liệt mặt, viêm tắc tĩnh mạch não….

IV. PHÒNG BỆNH

- Cho trẻ bú mẹ, nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ có tác dụng phòng chống viêm tai giữa trong năm đầu đời vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé đề kháng lại với bệnh tật.

- Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn khi chăm sóc trẻ, tránh khói thuốc lá, tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang có biểu hiện viêm đường hô hấp trên.

- Làm sạch dịch mũi cho trẻ trong những đợt viêm đường hô hấp trên.

- Chích ngừa vaccine cúm hàng năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Điều dưỡng khoa TMH – bộ môn điều dưỡng ĐHYK Huế 2013



 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP