SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH NHIỄM KHUẨN RỐN
(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH ngày 15 tháng 7 năm 2022)
I. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Rốn sưng đỏ
- Rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng
- Rốn có mùi hôi
- Đỏ vùng da xung quanh rốn
- Rốn chảy máu
II. CÁCH CHĂM SÓC
- Giữ rốn và vùng xung quanh sạch, khô cho đến khi rụng
- Để rốn hở giúp cuống rốn mau khô và dễ rụng
- Chăm sóc rốn mỗi ngày từ 1-2 lần, quấn tã nên để hở phần rốn để không khí có thể lưu thông. Mặc tã dưới rốn. Hạn chế sờ, đụng vào cuống rốn và vùng quanh rốn để tránh nhiễm trùng từ tay không sạch.
- Tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết .
* Lưu ý: Bình thường rốn của trẻ sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn liền hoàn toàn.
Cần mang trẻ đến cơ sở y tế để khám ngay nếu thấy trẻ có bất cứ biểu hiện nào sau đây: rốn rỉ dịch mủ vàng, hôi hoặc chảy máu; da vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ; rốn rỉ dịch kéo dài sau khi đã rụng hơn 2 ngày; trẻ sốt, bú kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng I năm 2020.
- Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng II năm 2019.