SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VÀNG DA SƠ SINH
(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH ngày 15 tháng 7 năm 2022)
I. ĐẠI CƯƠNG
- Vàng da là biểu hiện do chất bilirubin trong máu thấm vào da, có thể là bình thường hoặc bất thường.
- Thường gặp ở trẻ sinh non (gần 80%), ở trẻ đủ tháng ( khoảng 25% - 50%)
II. ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA
- Vàng da bình thường (vàng da sinh lý)
+ Xuất hiện 2-3 ngày sau sinh
+ Vàng da nhẹ ở mặt, ngực
+ Trẻ vẫn bú tốt, tăng cân tốt
+ Thường tự khỏi sau 1 tuần
- Vàng da bệnh lý
+ Xuất hiện sớm trong 24 giờ sau sinh
+ Vàng da nhiều, tăng nhanh
+ Tiêu phân bạc màu
+ Thời gian vàng da kéo dài hơn
III. HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN TRẺ VÀNG DA
- Quan sát màu da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng mặt trời.
- Thường sẽ nhận thấy vàng da đầu tiên ở mặt của bé. Nếu tình trạng tiến triển có thể nhận thấy màu vàng trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân.
- Dùng ngón tay ép nhẹ vùng ngực, bụng, tay, chân….của trẻ để xác định vàng da, khi án vào sẽ thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn.
IV. CHĂM SÓC TRẺ VÀNG DA TẠI NHÀ
- Cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng. Phơi nắng sớm cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng điều trị vàng da mà chỉ là một cách hỗ trợ giúp trẻ sơ sinh tổng hợp được vitamin D phòng còi xương cho trẻ.
- Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của vàng da nặng như: ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng I năm 2020.
- Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng II năm 2019.