Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 757
Hôm qua 36767
Trong tuần 128709
Trong tháng 127263
Tất cả 1611668
Bệnh Viêm kết mạc  

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA             TRUYỀN THÔNG GDSK

            KHOA LIÊN CHUYÊN KHOA
                           -------

 

 

BỆNH VIÊM KẾT MẠC

 

I. Định nghĩa:

            Kết mạc là lớp màng niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu và phía trong của mi mắt. Khi lớp niêm mạc này bị viêm được gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của viêm kết mạc có thể là do nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus), do dị ứng, do kích ứng (khói, bụi, hóa chất)…

            Viêm kết mạc còn được gọi là đau mắt đỏ. Bệnh thường xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều nhất là ở trẻ em

            Đa số những trường hợp viêm kết mạc không gây tổn thương nhãn cầu và không ảnh hưởng đến thị lực. Nhưng trong một số ít trường hợp có thể gây biến chứng trầm trọng cho mắt.

            Thể loại thường gặp nhất là Viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh Viêm kết mạc do virus có thể phát triển thành dịch lớn trong cộng đồng, nhất là vào mùa hè.

II.Các dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc:

- Mắt đỏ, sung nề vùng mi mắt

- Xốn cộm mắt như có cát trong mắt

- Chói mắt, chảy nước mắt

- Mi mắt có thể sưng nề và xung huyết

- Mắt có thể bị nhìn nhòe (do mãng ghèn), thị lực không giảm

- Có thể bị sốt vừa, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm, họng đỏ, amydales sưng to.

III.Điều trị :

- Nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp. Việc điều trị bao gồm nhỏ thuốc kháng sinh, tra thuốc, uống thuốc…Không nên tự ý dùng thuốc để tránh các biến chứng có hại cho mắt.

 - Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa đã được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ và các loại thuốc để khám và điều trị hiệu quả bệnh Viêm kết mạc.

IV.Hậu quả của bệnh:

- Bệnh viêm kết mạc cấp có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 7 đén 10 ngày, có trường hợp kéo dài trên 2 tuần gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và các hoạt động xã hội.

- Bệnh có thể không để lại di chứng gì; tuy nhiên có thể gây nên tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông hoặc các biến chứng khác tại mắt, gây giảm thị lực kéo dài và gây mờ mắt.

- Bệnh có thể lây lan thành dịch lớn trong cộng đồng, làm cho nhiều người bị mắc bệnh và gây ảnh hưởng đến dời sống, kinh tế, xã hội.

V.Phòng bệnh

1.Nguyên tắc phòng bệnh

- Đối với nhân viên y tế: rửa tay sau mỗi lần khám bệnh; tránh tiếp xúc không cần thiết với thuốc tra mắt và các dụng cụ khác; sát trùng tất cả các dụng cụ đã được sử dụng sau mỗi lần khám,…

- Đối với bệnh nhân: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dùng nước sạch, sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi cần thiết,…

        2.Phương pháp phòng bệnh:

- Luôn vệ sinh sạch sẽ, khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối ssinh lý để rửa mắt.

- Rửa tay trước và sau khi chạm vào mắt hay mặt.

- Tránh dùng chung đồ trang điểm mắt; nên thay đổi đồ trang điểm mắt mỗi 6 tháng.

- Thực hiện tốt việc vệ sinh kính sát tròng và không bao giờ dùng chung thiết bị kính sát tròng với người khác.

- Nếu đang bị viêm mắt, nên tránh sử dụng đồ trang điểm mắt hay đeo kính sát tròng cho đến khi tình trạng viêm mắt hết hẵn.

- Không dùng chung khăn lau, khăn vải lanh, gối hay khăn tay.

- Tránh mắt tiếp xúc với nước bẩn.

- Khi có nười bị viêm kết mạc cấp thì phải có ý thức phòng tránh lấy nhiễm cho người khác như dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, đeo kính và đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết (trẻ em nên cho nghỉ học để tránh lây nhiễm cho những em khác).

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP