Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 89
Hôm qua 1255
Trong tuần 6863
Trong tháng 135966
Tất cả 1620371
Danh mục thuốc nhìn giống nhau  

DANH MỤC THUỐC NHÌN GIỐNG NHAU, ĐỌC GIỐNG NHAU ( LASA) VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHẪM LẪN

NỘI DUNG

-         Định nghĩa LASA

-         Các yếu tố gây nhầm lẫn các thuốc LASA

-         Một số biện pháp hạn chế  nhầm lẫn thuốc LASA

ĐỊNH NGHĨA

-         Thuốc nhìn gần giống nhau ( Look alike)

-         Thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp ( vỉ, viên, ống, lọ, chai, túi) hoặc bao bì gián tiếp ( thùng, hộp) tương tự nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước và thiết kế trên bao bì

-         Thuốc đọc viết gần giống nhau ( sound alike):

-         Là thuốc có tên phát âm tương tự nhau hay có cách viết  tương  tự nhau

-         Dễ bị nhầm lẫn trong quá trình lưu trữ, kê đơn, cấp phát, giao nhận và sử dụng thuốc cho bệnh nhân

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NHẦM LẪN

TH1: Bệnh nhân A nữ 40 tuổi, đến khám với triêu chứng: Đau bụng, mót rặn nhiều, đi cầu phân nhầy, máu 5-6 lần/ ngày. BN không sốt, bach cầu không tăng, soi phân thấy có kén amip

* BS chẩn đoán : lỵ amip

* Điều trị: Metronidazol 500mg ,1 viên x 3 lần/ ngày và khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi

Ngày tiếp theo,sau khi đi làm về, chồng A phát hiện cô ấy nằm trên giường với tình trạng lơ mơ và hơi thở yếu. Đội cấp cứu được gọi đến và trong quá trình sơ cứu ban đầu họ phát hiện một vĩ thuốc Metformim bên cạnh giường ngủ nhưng chồng A phủ nhận  cô ấy không bị tiểu đường. BN được chuyển ngay đến khoa cấp cứu bệnh viện

Trường hợp của bệnh nhân A được xác định là do dược sỹ đưa nhầm Metformin thay vì Metronidazol, bệnh nhân A bị hạ đường huyết

TH2: Một em bé bị viêm phế quản, bác sĩ chỉ định cho Salbutamol 4mg ( viên uống) nhưng chọn nhầm Sabutamol 1mg ( salbumax) viên đặt trong danh mục thuốc được thả xuống ( kê đơn điện tử)

CÁC YẾU TỐ GÂY NHẦM LẪN THUỐC LASA

1 Chữ viết khó đọc

2 Viết tên thuốc không đầy đủ

3 Thuốc được đóng gói với nhãn mác, màu sắc và hình dáng tương tự nhau

4 Liều , cách dùng, tác dụng lâm sàng tương tự nhau ( thuốc tiểu đường/ các thuốc có dạng bào chế khác nhau)

5 Nhầm lẫn do sai sót của cán bộ y tế hoặc bệnh nhân, người bệnh không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc

HẬU QUẢ

-         Không mang lại hiêu quả điều trị

-         Có thể gây hại cho bệnh nhân

-         Tử vong

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHẦM LẪN

-         Cung ứng thuốc

-         Lưu trữ thuốc

-         Kê đơn thuốc

-         Cấp phát, giao nhận thuốc

-         Sử dụng thuốc cho bênh nhân

-         Tổ chức thực hiện việc chống nhầm lẫn thuốc

1. Cung ứng thuốc:

Tránh mua cùng lúc những thuốc có nguy cơ nhầm lẫn cao, các thuốc có bao bì, đóng gói tương tự

2. Lưu trữ thuốc:

-         Sắp xếp vào các vị trí khác nhau ( tủ, kệ, khay). Thuốc cấp phát lẻ đã bóc ra khỏi hộp phải đề vào khay riêng có nhãn bên ngoài, dán ở vị trí dễ thấy

-         Dùng nhãn cảnh báo cho những thuốc có nguy cơ nhầm lẫn cao

-         Là viết một phần khác nhau của tên thuốc bằng chữ IN HOA  để giúp phân biệt các thuốc LASA

-         Hoặc in màu, tô màu, đánh số… để làm rõ sự khác biệt của hai tên thuốc

-         Metformin 500mg                                                           Metformin 1000mg

-         Cẩn thận: Metformin 500mg có thể nhầm với Metformin 1000mg  => kiểm tra 2 lần trước khi cấp phát

3.  Kê đơn thuốc

-         Ghi tên thuốc trong HSBA và đơn thuốc phải rõ ràng, dễ đọc, chính xác, không được viết tắt

-         Kê đơn rõ tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, số lượng, cách dùng của thuốc, chẩn đoán

-         Hạn chế kê đơn bằng miêng, chỉ dùng trong trường hợp cần thiết, nói rõ, yêu cầu người nhận nhắc lại tên thuốc

4. Cấp phát, giao nhận thuốc:

-         Đọc kĩ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc. Các thông tin chưa rõ ràng phải xác nhận lại với người ghi thông tin, không suy diễn

-         Chỉ thực hiện cấp phát, giao nhận thuốc đối với đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc được viết rõ ràng, dễ đọc

-         Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng đồ, dạng bào chế/ đường dùng. Không nên nhận diện dựa vào hình dạng bao bì và vị trí để thuốc

-         Kiểm tra 2 lần trước khi cấp phát

-         Đọc kỹ nhãn thuốc. Kiểm tra thuốc trước khi cấp phát

5. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân:

-         Đảm bảo việc sao chép y lệnh vào sổ hoặc nhập liệu vào phần mền chính xác

-         Đọc kỹ tên thuốc trước khi cho dùng, kiểm tra đúng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế/ đường dùng, đúng thuốc với thuốc ghi trên đơn hay y lệnh

-         Việc ra lẻ cho từng bệnh nhân, chú ý các thuốc LASA sắp xếp khay riêng, đánh dấu bằng kí hiệu để tránh nhầm lẫn.

-         Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho bệnh nhân ( Đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều dùng; đúng đường dùng; đúng thời gian)

6. Tổ chức thực hiện việc chống nhầm lẫn thuốc:

-         Khoa dược xây dựng danh mục thuốc LASA và cập nhật ít nhất 1 năm/ lần

-         Thông tin các thuốc LASA đến tất cả nhân viên của khoa dược và khoa lâm sàng

-         Dựa vào danh mục LASA  và danh mục thuốc tủ trực, mỗi khoa xác định các thuốc có nguy cơ xảy ra nhầm lẫn cao, dễ gây sai sót trong dùng thuốc tại khoa

-         Khuyến khích nhân viên các khoa báo cáo về những trường hợp nhầm lẫn thuốc xảy ra và các nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn thuốc

-         Các khoa phòng cần phối hợp thực hiện và chia sẻ kinh nghiệm trong việc hạn chế nhầm lẫn

-         Đưa danh mục LASA lên Website của bệnh viện

TÀI LIÊU THAM KHẢO

Dược lâm sàng của tác giả Bùi Thị Long         

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP