CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ADR
ĐỊNH NGHĨA ADR
Phản ứng thuốc có hại (ADR_adverse drug reaction): tất cả các hậu quả dược lý không mong muốn của một thuốc. (ngoại trừ thất bại điều trị, quá liều cố ý, lạm dụng thuốc hoặc sai sót khi dùng thuốc).
HẬU QUẢ CỦA ADR
Tác động kinh tế
588 triệu USD/năm (Đức, 1998)
847 triệu USD/ năm (Anh, 2006)
Tác động sức khỏe cộng đồng
Nguyên nhân thứ 4-6 gây tử vong tại Mỹ
(Lazarou et al, JAMA 1998)
Chiếm 3-7% tống số bệnh nhân nhập viện
Có đến 19% bệnh nhân nội trú gặp ADR
(Davies et al, J Clin Pharm Ther 2006)
Kéo dài thời gian điều trị
Giảm tuân thủ điều trị
Điều trị hổ trợ
Phức tạp cho chẩn đoán
Ảnh hưởng xấu tới tiên lượng
Gây tàn tật/Tử vong
CÁC NHÓM THUỐC HAY GÂY ADR
Nhóm thuốc
|
VD về ADR đã được báo cáo
|
Kháng sinh
|
Tiêu chảy, ban da, ngứa
|
Hóa trị liệu ung thư
|
Ức chế tủy xương, rụng tóc, nôn và buồn nôn
|
Chống đông
|
Chảy máu
|
Thuốc tim mạch
|
Ức chế tim, loạn nhịp, phù
|
Thuốc điều trị tiểu đường
|
Hạ đường huyết, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
|
NSAIDs
|
Loét tiêu hóa, xuất huyết, suy thận
|
Giảm đau opioid
|
An thần, chóng mặt, táo bón
|
Lợi tiểu
|
Hạ kali huyết, tăng acid uric huyết, tăng đường huyết
|
Thuốc tác động lên hệ TKTU
|
Chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, ảo giác, HC an thần kinh ác tính, HC serotonin
|
CÁC CƠ QUAN CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA ADR
- Hệ TKTU
- Hệ tim mạch
- Hệ nội tiết và chuyển hóa
- Hệ tiêu hóa và gan
- Thận và bộ máy tiết niệu
- Huyết học
- Da
- Cơ xương
- Hô hấp
- Các giác quan và cơ quan cảm thụ
Phản ứng da với thuốc
1. Ban đỏ rát sần
2. Mày đay, phù mạch: Ức chế men chuyển, aspirin, penicillin
3. Ban cố định do thuốc
4. Tăng nhạy cảm với ánh sáng: kháng sinh quinolon, tetracyclin, amiodaron, aminazin
5. Hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN): cotrimoxazol, carbamazepin, NSAIDs
6. Các phản ứng dị ứng da với kháng sinh penicillin
Trên hệ tiêu hóa
1. Khô miệng: kháng histamin, kháng cholinergic
2. Loét thực quản: tetracyclin, doxycyclin, NSAIDs (dùng lâu), muối kali
3. Nôn, buồn nôn: erythromycin, theophyllin
4. Loét dạ dày – tá tràng: NSAIDs
· Yếu tố nguy cơ: tuổi cao, tiền sử loét, liều cao, loại NSAIDs (ức chế không chọn lọc), dùng cùng corticoid, thuốc chống đông, thuốc lá, nghiện rượu, nhiễm HP
· Điều trị và dự phòng: thuốc kháng H2, ức chế bơm proton
5. Tiêu chảy: colchicin, acarbose
6. Bội nhiễm, viêm ruột kết mạc giả: kháng sinh phổ rộng
7. Táo bón: opioid, kháng cholinergic, kháng histamin
Tổn thương gan do thuốc
1. Tăng men gan, viêm gan hoại tử tế bào, viêm gan tắc mật, gan nhiễm mỡ
2. Paracetamol: liều cao (> 4 g/24h)
Thuốc cần giám sát men gan: thuốc kháng lao (rifampicin, isoniazid, parazinamid), methyldopa, methotrexat, statin, acid valproic
Bệnh thận do thuốc
1. Viêm thận kẽ cấp: kháng sinh beta-lactam, NSAIDs
2. Hoại tử ống thận cấp: kháng sinh aminosid (gentamicin), amphotericin B
3. Theo dõi chức năng thận: creatinin, thanh thải creatinin
Thận trọng phối hợp các thuốc làm tăng độc tính trên thận
Rối loạn nội tiết/chuyển hóa/điện giải do thuốc
1. Tuyến giáp: amiodraron
2. Tuyến thượng thận: corticoid, ketoconazol
3. Tăng tiết prolactin: amitriptilin, haloperidol, aminazin, cimetidin, methyldopa
4. Tăng acid uric máu/gout: lợi tiểu thiazid, pyrazinamid
5. Rối loạn đường huyết: thuốc chẹn beta
Rối loạn kali máu: lợi tiểu, ức chế men chuyển
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TĂNG XUẤT HIỆN ADR
- Sử dụng nhiều thuốc
- Nhiều bệnh lý mắc kèm
- Liều dùng và thời gian sử dụng thuốc
- Tuổi (sơ sinh, trẻ em, người già)
- Di truyền
- Tiền sử dị ứng và quá mẫn
- Suy giảm chức năng gan, thận
- Thay đổi các yếu tố sinh lý
- Kê đơn, sử dụng và giám sát trong quá trình sử dụng thuốc không hợp lý
ADR CÓ PHÒNG TRÁNH ĐƯỢC KHÔNG?
- Một nghiên cứu gần đây tiến hành tại 1 BV ở Anh
- Ít nhất 1/7 số BN nội trú có ADR
- Các thuốc hay gây ADR: giảm đau opioid, lợi tiểu, corticoid, chống đông và kháng sinh
Hơn ½ số ADR là có thể tránh được
- Sử dụng thuốc không hợp lý với bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân
- kháng sinh trong nhiễm virus
- Liều dùng, đường dùng, khoảng cách đưa thuốc không phù hợp với bệnh nhân (tuổi, cân nặng, bệnh mắc kèm)
- kháng sinh aminosid ở bệnh nhân suy thận
- Theo dõi, giám sát bệnh nhân không đầy đủ
- theo dõi kali máu khi điều trị bằng enalapril/digoxin
- Dùng thuốc trên bệnh nhân có tiền sử dị ứng/phản ứng với thuốc
- kháng sinh penicillin/cephalosporin trên bệnh nhân dị ứng
- NSAIDs – glyclazid (Diamicron)
- Dùng thuốc không hợp lý trên bệnh nhân có chống chỉ định
- chẹn beta không chọn lọc (propranolol) trên bệnh nhân hen phế quản
- Kỹ thuật đưa thuốc không đúng
- tiêm TM nhanh gentamicin/amikacin gây nhược cơ, suy hô hấp
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ PHÒNG TRÁNH ĐƯỢC ADR
- Tự dùng thuốc…một số vấn đề:
- Không đúng thuốc- không đúng bệnh
- Sai liều-đúng bệnh
- Thiếu hiểu biết về tương tác của thuốc khác nhau và khả năng ADR
- Bệnh nhân có thể bị dị ứng thuốc và có thể không biết gì về nó
- Không dung nạp thuốc, hậu quả là điều trị thất bại trong những trường hợp nhiễm trùng
- Thuốc không đạt chuẩn và thuốc giả:
- Thuốc không đủ số lượng hoạt chất
- Có thể bị lây nhiễm nguy hại
- Thuốc giả: các phiên bản không hợp pháp của các thuốc đã được chấp nhận và có thể cũng không đạt chuẩn
- Một số thuốc được bán sau khi hết hạn sử dụng
- Thuốc được cất giữ trong những điều kiện làm hỏng các hoạt chất
- Những sai lầm dùng thuốc:
- Tên thuốc tương tự nhau-dùng sai thuốc
- Y lệnh viết tay, xấu, không đọc được
- Đường cho thuốc sai (tiêm TM thay vì tiêm bắp)
- Chuẩn bị thuốc sai (liều cao bằng muỗng lớn)
KẾT LUẬN
- ADR thường gặp, trong nhiều trường hợp là đặc tính vốn có của thuốc, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị: hậu quả nặng nề cho BN, tăng chi phí điều trị, giảm tuân thủ điều trị.
- Đa số các ADR có thể phòng tránh được.
- Phát hiện, xử trí, báo cáo và dự phòng ADR góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, là nhiệm vụ quan trọng của cán bộ y tế
- Cân nhắc nguy cơ – lợi ích luôn là nguyên tắc chung trong sử dụng thuốc
-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và cảnh giác dược (2014)
2. QĐ 1088/QĐ-BYT ngày 4 tháng 4 năm 2013, về việc ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh