VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì:
Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra khi xương phát triển quá mức và hình thành các gai mọc ở 2 bên xương sống. Gai đốt sống thắt lưng không phải là dấu hiệu chẩn đoán mà là một thuật ngữ chỉ các triệu chứng của thoái hóa cột sống.
Thoái hóa gai đốt sống thắt lưng là một căn bệnh mạn tính. Bản thân gai đốt sống không gây đau. Tuy nhiên khi sự phát triển của chúng làm hẹp ống sống sẽ gây áp lực lên các rễ thần kinh dẫn đến cảm giác đau, khó chịu, tê ở phía sau hoặc cơ bắp yếu phụ thuộc vào vùng bị ảnh hưởng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng thường được dùng để xem xét sự thoái hóa của đĩa, hoặc khớp ở cột sống thắt lưng.
2. Nguyên nhân
Thoái hóa cột sống thắt lưng là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao, nữ, nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động…
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
3. Chẩn đoán bệnh:
3.1.Triệu chứng lâm sàng:
- Đau cơ cạnh cột sống khu trú xuất phát từ các dây chằng cạnh cột sống,các bao khớp.
- Co thắt các cơ cạnh cột sống.
- Đau rễ dây thần kinh có thể do chèn ép rễ của dây thần kinh ống sống hoặc có thể chỉ là đau lan truyền dọc theo thần kinh có liên quan với tổn thương nguyên phát tại chổ .
3.2.Cận lâm sàng:
- Các xét nghiệm thường không có gì đặc biệt.
- Chụp X-quang quy ước: cần chụp ở các tư thế thẳng,nghiêng. Hình ảnh X-quang điển hình của thoái hóa cột sống bao gồm: hẹp đĩa đệm, đặc xương dưới sụn và xẹp các diện dưới sụn, chồi xương, gai xương thân đốt sống.
4. Điều trị
4.1.Điều trị không dùng thuốc:
- Nghỉ ngơi tránh các động tác gắng sức, đặc biệt các động tác cúi người bê vác vật nặng.
- Tập vật lý trị liệu: các bài tập thể dục, xoa bóp,kéo nắn, chiếu hồng ngoài, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng.
4.2.Điều trị dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau: paracetamol, paracetamol codein.
- Thuốc chống viêm không steroid: diclofenac, meloxicam, celecoxib….
-Thuốc giãn cơ:mephenesin,myonal
-Thuốc chống trầm cảm:amitryptilin,dogmatil…
4.3.Điều trị ngoại khoa:
Chỉ định khi thoát vị đĩa đệm,trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài,hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả