Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 220
Hôm qua 1842
Trong tuần 5739
Trong tháng 134842
Tất cả 1619247
Có nên dùng thuốc bổ lâu dài để nâng cao sức khỏe cơ thể  

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA

 ---------------------------

CÓ NÊN DÙNG THUỐC BỔ LÂU DÀI ĐỂ

NÂNG CAO SỨC KHỎE CƠ THỂ

(Ban hành kèm theo Quyết định số…/QD-BVNH ngày…tháng…năm 2017)

 Trong đơn thuốc khi kê cho người bệnh, thầy thuốc phải cân nhắc chọn từng loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Sự phối hợp thuốc phải đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Việc dùng các thuốc phụ trợ ngoài các thuốc chủ đạo là điều cần thiết để giúp người bệnh nâng cao thể trạng và bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Thuốc bổ là ngôn ngữ dân dã mà người ta gọi các loại thuốc có thành phần thường là các vitamin, chất khoáng, axit amin... Các thuốc này có tác dụng bổ sung vi chất, làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể, bồi bổ xương khớp, chống loãng xương... Tuy nhiên, thuốc bổ cũng nguy hại cho sức khỏe nếu dùng quá liều, dùng không đúng cách. Trong thực tế lâm sàng, không nên gọi là thuốc bổ mà phải gọi tên theo nhóm thuốc dược lý

Các loại thuốc bổ có tác dụng chống ôxy hóa thường có nhiều vitamin thiết yếu như các vitamin nhóm B, vitamin C, D, E, PP. Thuốc bổ vitamin thường được nhiều người sử dụng để tăng cường sức lực, chống mệt mỏi, bồi bổ cơ thể sau khi ốm... Nếu sử dụng thuốc đa vitamin trong thời gian dài sẽ gây những phản ứng phụ do thừa một vài vitamin nào đó. Một số thuốc ngoài các vitamin thiết yếu còn được bổ sung các khoáng chất như canxi, sắt, magiê, iốt... Thuốc bổ đa khoáng chất nếu dùng quá liều hoặc dùng dài ngày sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm do thừa khoáng chất.

Bất cứ thuốc nào, kể cả thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nếu dùng không đúng cách, đúng liều. Vì thế, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngừng ngay thuốc, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để có xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

                                                                                                (Tài liệu sức khỏe và đời sống)

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP