SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
-----------------------
CHĂM SÓC TRẺ SỐT CAO CO GIẬT
(Ban hành kèm theo QĐ số..../QĐ-BVĐKKVNH ngày.....tháng......năm 2017)
I. ĐẠI CƯƠNG
- Co giật là một cấp cứu nhi khoa, thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi, nhất là từ 6 tháng đến 3 tuổi.
- Co giật toàn thân, khu trú có thể kéo dài hơn 15 phút, cũng có khi cơn co giật kéo dài hơn 30 phút, hay nhiều cơn co giật kéo dài liên tiếp không có khoảng tỉnh.
- Trong co giật có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở và tử vong, nếu không xử trí kịp thời.
II . XỬ TRÍ
1. Trong cơn co giật:
* Tại nhà
- Đặt bệnh nhi nằm đầu nghiêng
- Giữ cho bệnh nhi không tự gây tổn thương, tránh xa các vật cứng hay vật sắc nhọn
- Đặt vật nhựa hoặc gạc giữa 2 hàm răng
- Dùng thuốc hạ sốt paracetamol (nhét hậu môn)
- Lau mát hạ sốt tích cực cho bệnh nhi càng nhanh càng tốt.
- Dùng 5 khăn, lau ở những vị trí có mạch máu lớn như cổ, nách, bẹn
- Sau cơn co giật đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
* Tại cơ sở y tế
- Đặt bệnh nhi nằm đầu nghiêng
- Giữ cho bệnh nhi không tự gây tổn thương, tránh xa các vật cứng hay vật sắc nhọn
- Đặt vật nhựa hoặc đè lưỡi giữa 2 hàm răng
- Dùng thuốc hạ sốt, an thần chống co giật theo y lệnh của bác sỹ
- Cho bệnh nhi thở oxy
- Quan sát kiểu giật (nửa người hay toàn thân), thời gian kéo dài cơn giật
2. Ngoài cơn co giật:
- Cặp nhiệt độ
- Cởi bớt quần áo, khăn mũ nếu sốt. Lau mát hạ sốt (nếu cần)
- Báo Bác sỹ về tình trạng sốt, Thực hiện y lệnh hạ sốt hoặc an thần chống co giật (nếu có)
- Theo dõi nhịp thở, dấu hiệu thần kinh của bệnh nhi sau cơn giật
- Theo dõi và phát hiện tác dụng phụ của thuốc
III . HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH BỆNH NHI:
- Hướng dẫn người nhà bệnh nhi các dấu hiệu khi trẻ chuẩn bị lên cơn giật
- Cách xử trí khi trẻ lên cơn giật
- Hướng dẫn cách nhận biết tác dụng phụ của thuốc
- Tránh các tình huống có thể gây thương tích cho trẻ, khi trẻ có cơn co giật như trèo cây, đạp xe, học trên lớp…