BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
KHOA: KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
PHÒNG TRÁNH NHIỄM KHUẨN Ở BỆNH VIỆN
( Ban hành kèm theo Quyết định số…../QĐ – BVNH ngày….tháng…năm 2015)
Bệnh viện là nơi đông người bệnh nhất, cũng là nơi tập trung nhiều bệnh nhất, vậy nên, cơ hội nhiễm trùng và lây bệnh ở bệnh viện cũng cao hơn ở các khu vực khác.
Nhiễm trùng bệnh viện là gì?
Nhiễm trùng bệnh viện xảy ra sau khi bệnh nhân đã được điều trị các vấn đề sức khỏe thì lại bị nhiễm bệnh khác. Những nhiễm trùng này có thể được gây ra bởi các vi sinh vật xung quanh bệnh viện. Nguyên nhân phổ biến là do không đảm bảo vệ sinh y tế, ho và hắt hơi, sử dụng thiết bị thiếu vệ sinh, và thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm.
Hậu quả của nhiễm trùng bệnh viện:
- Tăng tỉ lệ tử vong.
- Kéo dài thời gian nằm viện.
- Tăng chi phí điều trị.
Dưới đây là một số hướng dẫn để ngăn chặn nhiễm trùng bệnh viện.
Rửa tay.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất đề phòng NKBV. Được thực hiện bởi nhân viên bệnh viện và ngay cả bệnh nhân cũng phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tác nhân gây bệnh từ BN, môi trường BV có thể lan truyền qua bàn tay từ nhân viên y tế đến BN và ngược lại. Rửa tay có chất cồn được cho là có hiệu quả nhất trong việc phòng chống lây nhiễm trong các môi trường y tế.
Sử dụng xà phòng và kháng sinh
Sử dụng xà phòng là một biện pháp chống lại sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng trong các bệnh viện. Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân nên tắm vòi sen hàng ngày và sử dụng xà phòng tắm.
Đeo găng tay, khẩu trang
Mang thiết bị phòng ngừa nhiễm trùng như găng tay, mặt nạ, và tạp dề là vô cùng quan trọng và cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Khẩu trang có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh nhiễm trùng có thể được chuyển qua không khí. Tương tự như tạp dề ngăn chặn việc “chuyển giao” của các tác nhân gây bệnh từ quần áo của nhân viên bệnh viện hoặc lây lan sang bệnh nhân khác.
Trên đây là một vài biện pháp đơn giản những cũng có hiệu quả ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện với cả những bệnh nhân đang nằm viện cũng như người đến thăm hoặc trông nom bệnh nhân.