Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 211
Hôm qua 1842
Trong tuần 5730
Trong tháng 134833
Tất cả 1619238
Những điều cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD  

SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA

 (Ban hành kèm theo quyết định số:   / QĐ-BVNH ngày   tháng    năm 2017)

Những điều cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được xếp vào hàng thứ 6/10 các bệnh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Tỷ lệ mắc COPD ở mức độ trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi là 6,7% cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương. COPD được coi là “sát thủ vô hình” đối với con người bởi bệnh diễn biến âm thầm nhưng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 

1. Yếu tố nguy cơ bệnh COPD

- Hút thuốc lá, thuốc lào, hoặc hít phải khói thuốc.

- Tiếp xúc với khói (bếp than, củi, rơm…).

- Tiếp xúc với bụi, hóa chất nghề nghiệp.

- Nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại.

- Thiếu hụt alpha 1 antitrypsin

2. Các yếu tố gây đợt cấp

- Nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn hoặc virus : ho, đờm tăng, đờm mủ, sốt…

- Không tuân thủ điều trị: bỏ thuốc, dùng thuốc không đủ, không đúng…

- Các thuốc có thể gây đợt cấp: thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chẹn beta

- Các bệnh lý kèm theo không được điều trị: suy tim, nhồi máu phổi, tràn phí màng phổi,…

- Hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc, bụi, hóa chất, nhiễm lạnh…

3. Các dấu hiệu của đợt cấp

- Khó thở nhiều hơn

- Ho khạc nhiều đờm

- Thay đổi màu sắc của đờm

- Các dấu hiệu khác : sốt, đau ngực, nhịp tim nhanh, phù chân…

4. Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần:

- Không hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh tiếp xúc với khói thuốc

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bụi, giữ ấm cổ ngực khi lạnh.

- Tuân thủ phác đồ điều trị: dùng đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian

- Không tự dùng các thuốc. Trường hợp cần dùng phải có ý kiến bác sĩ

- Kịp thời phát hiện các biểu hiện đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Tuân thủ chế độ ăn uống, tập ho, tập thở sâu.

- Khám định kỳ để được theo dõi và quản lý bệnh.

 

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP