SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
![]()
CHẢY MÁU TIÊU HÓA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH ngày 15 tháng 7 năm 2022)
Xuất huyết đường tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu tiêu hóa có thể bắt gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Khi bị xuất huyết thường xuyên và không được chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
1. Chảy máu tiêu hóa là gì?
Chảy máu đường tiêu hóa là tất cả các dạng chảy máu bên trong đường tiêu hóa từ thực quản đến trực tràng và được biểu hiện thông qua tình trạng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu….
2. Triệu chứng chảy máu tiêu hóa
Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hình sau:
- Nôn ra máu: Đây là triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh nhân bị chảy máu dạ dày-tá tràng. Thường nôn ra máu đen lẫn cục hoặc lẫn thức ăn. Hoặc chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ( nôn ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi, số lượng nhiều và tỉ lệ tử vong cao)
- Đi ngoài ra máu hoặc phân đen: Phân đen như bã cà phê, mùi khắm, thường là lỏng. Trường hợp phân có máu tươi có thể là do chảy máu nhiều trong vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hay chảy máu thấp của đường tiêu hóa.
- Xanh xao, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt nếu mất máu kéo dài. Mức độ nặng có thể kèm triệu chứng sốc: Da tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh, hạ huyết áp, tiểu ít, khó thở và có thể co giật,…
3. Cần chú ý gì khi chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa?
- Dành thời gian nghỉ ngơi ở nơi có không gian yên tĩnh. Cần nằm ở tư thế ngửa, giữ thẳng lưng ở trên giường phẳng. Chú ý không kê gối trên đầu.
- Tuyệt đối không vận động mạnh hay di chuyển nhiều.
- Giữ cho tinh thần thư giãn thoải mái, tránh xa áp lực, căng thẳng hay suy nghĩ tiêu cực. Có thể tìm đến các giải pháp như nghe nhạc, đọc sách báo hay trò chuyện cùng người thân.
- Ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh hầm nhừ và có thể uống sữa. Chỉ nên ăn với lượng thức ăn ít, tránh để bụng quá đói hay quá no.
4. Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết tiêu hóa tái phát?
- Tình trạng xuất huyết tiêu hóa có thể đã được khắc phục hoàn toàn nhưng vẫn có nguy cơ tái phát rất cao. Đặc biệt là trong trường hợp những tổn thương ở niêm mạc cơ quan tiêu hóa chưa được chữa lành hẳn.
- Chú ý đến các biện pháp dự phòng bệnh sau đây:
+ Tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, trà đặc, cà phê. Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị, đồ chế biến sẵn, đồ ăn quá lạnh hay quá nóng.
+ Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi vào khẩu phần ăn hằng ngày.
+ Bổ sung đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần, từ 2 đến 2,5 lít để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
+ Nên ăn đúng giờ, đủ bữa, thay vì ăn 3 bữa chính thì có thể chia nhỏ ra 5 – 6 bữa để giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
+ Cần chế biến thức ăn chín hoàn toàn. Khi niêm mạc tiêu hóa đang tổn thương nên ưu tiên các món cháo, súp.
+ Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh. Tránh thức khuya sau 23 giờ, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, kiểm soát tốt căng thẳng. Đồng thời chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao đề kháng cho cơ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y Tế (2014), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên nghành Hồi sức cấp cứu và chống độc.
SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN
(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH ngày 15 tháng 7 năm 2022)
I. GIÁO DỤC SỨC KHOẺ TẠI VIỆN
- Theo dõi số lượng và màu sắc nước tiểu.
- Các dấu chứng của tình trạng tăng ure máu trên lâm sàng.
- Cân nặng bệnh nhân, dấu hiệu phù.
- Số lượng và màu sắc nước tiểu.
- Theo dõi các dấu hiệu của táng K+ máu.
- Theo dõi các dấu hiệu của hạ Ca++ máu.
- Động viên, trấn an bệnh nhân.
- Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
- Quan sát và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
- Chế độ ăn uống:
+ Nước uống: cần căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, tình trạng huyết áp và lượng nước tiểu.
+ Chế độ ăn đối với bệnh nhân suy thận nặng cần 35 kcalo/kg trọng lượng/24 giờ. Ăn nhạt, thức ăn dễ tiêu, đảm bảo năng lượng và nhiều vitamin (đối với bệnh nhân vô niệu cần hạn chế hoa quả có nhiều K+ như: chuối, cam, quýt, ...).
- Hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị. Áo, quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn đươc sạch sẽ.
II. GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SAU KHI RA VIỆN
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm đầu cao.
- Khuyên bệnh nhân không ăn nhiều trái cây có nhiều kali.
- Ăn uống đảm bảo năng lượng.
- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
- Nếu có các triệu chứng bất thường phải tới cơ sở y tế khám và điều trị.
- Khi đựơc xuất viện, uống thuốc theo toa của bác sĩ.
- Tái khám khi hết thuốc hoặc khi có các dấu hiệu bất thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ y tế(2014) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên nghành Hồi sức cấp cứu và chống độc.
SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH ngày 15 tháng 7 năm 2022)
Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh
- Theo dõi tình trạng hô hấp.
- Theo dõi lượng nước tiểu theo giờ.
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp liên tục.
- Tình trạng xuất huyết: biểu hiện trên da như tím, hoại tử từng mảng.
- Xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài ra máu).
- Nếu người bệnh tỉnh, thường xuyên phải trao đổi an ủi, động viên người bệnh yên tâm điều trị.
- Luôn có mặt cạnh giường bệnh, để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của người bệnh, giúp người bệnh an tâm về tâm lý, hợp tác điều trị tốt.
- Giải thích cho người nhà người bệnh về tình trạng của người bệnh, xu hướng, tiến triển và các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Hướng dẫn người nhà không tự ý cho người bệnh ngồi dậy khi thay quần áo, ga giường, ăn uống, khi đi vệ sinh mà chăm sóc tại giường tư thế nằm.
- Không tự ý tháo bỏ các hệ thống máy theo dõi, ống sonde, dây truyền.
- Hướng dẫn chuẩn bị chế độ ăn cho người bệnh đủ dinh dưỡng hợp vệ sinh.
- Hướng dẫn vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh và sờ vào các vật dụng, chất thải của người bệnh.
- Nếu người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ cần có biện pháp kiếm soát phân, nước tiểu của người bệnh.
- Thay gra, quần áo hàng ngày cho người bệnh (lưu ý người bệnh sốc, nghiêng người nhẹ nhàng, không nâng đầu người bệnh,…).
- Vỗ rung lồng ngực (thực hiện khi qua giai đoạn của sốc).
- Vận động tay chân nhẹ nhàng, thay đổi tư thế 2-3 giờ/lần.
- Nếu có các triệu chứng bất thường phải báo nhân viên y tế khám và điều trị.
- Khi đựơc xuất viện, uống thuốc theo toa của bác sĩ.
-Tái khám khi hết thuốc hoặc khi có các dấu hiệu bất thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ Y TẾ(2014) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên nghành Hồi sức cấp cứu và chống độc.