Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 23512
Hôm qua 21796
Trong tuần 46344
Trong tháng 203584
Tất cả 1687989
Đã có hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore  

Đã có hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore

Ngày 30/12/2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định 6101/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore (người dân thường gọi là bệnh từ “vi khuẩn ăn thịt người” do có thể gây hoại tử).       

Theo đó, Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.           

Thời kỳ ủ bệnh từ 1-21 ngày, có thể kéo dài và khó xác định; nhiễm trùng B. pseudomallei có thể là nhiễm trùng tiềm ẩn và tái kích hoạt giống bệnh lao.    

Các biểu hiện lâm sàng hay gặp là viêm phổi (sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ), nhiễm khuẩn huyết, u hạt, loét da khó lành, …; ở trẻ em thường gặp các tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai.          

Tất cả các trường hợp nhiễm phải từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị ban đầu bằng kháng sinh tĩnh mạch ít nhất hai tuần, sau đó là điều trị duy trì kháng sinh đường uống tối thiểu trong ba tháng. 

Hiện tại, bệnh này chưa có vắc xin nên người dân nên sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như ủng và găng tay không thấm nước để chống tiếp xúc với đất, nước nhiễm vi khuẩn và làm sạch vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn.    

                 Quyết định 6101/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

                                                                    ( Nguồn Thư viện Pháp luật)

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP