Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 154
Hôm qua 1255
Trong tuần 6928
Trong tháng 136031
Tất cả 1620436
Tương kỵ thuốc  

ƯƠNG KỴ THUỐC

Bản chất của tương kỵ

Tương kỵ là một tương tác thuốc ngòai cơ thể (in vitro) khi pha chế, trộn lẫn hoặc pha thuốc vào dịch tuyền tĩnh mạch, hoặc thuốc tiếp xúc với vật đựng.

I.       ng dụng trong thực hành

1.      Chỉ pha các thuốc tương hợp với nhau trong cùng bơm tiêm, trong dịch truyền

2.      Tránh:

•         Pha các thuốc không tương hợp trong một bơm tiêm.

•         Pha lẫn thuốc tương kỵ với dịch truyền

 (tra Dược thư­ quốc gia Việt Nam, bảng hướng dẫn phần tài liệu để biết cụ thể với từng thuốc)

II.    Phân loại tương kỵ

1.      ương kỵ hóa học:

 Ví dụ:

       Cefotaxim            pH =   4,5 - 7

       Gentamicin           pH =   3    - 5,5

Chú ý:

Đây là hai thuốc tương kỵ nhau về hóa học

=> Không pha lẫn hai thuốc này trong cùng một bơm tiêm. Cần tiêm hai thuốc này tại hai chổ khác nhau.

2.      Tương kỵ vật lý:

Ví dụ:

            Dopamine  (bất hoạt/kiềm) và Furosemide (kiềm;tt)

            Heparin           và        Aminoglycoside

                                    và        lidocaine

            Canci              và        NaHC03

            Lidocaine        và        NaHC03

III. Tương kỵ trong dung dịch tiêm truyền

Cảnh báo

A. Truyền liên tục

      Thời gian dùng một chai là 8-24 h.

      Nếu dịch truyền do kết hợp nhiều thuốc:

      1. Mỗi giờ phải xoay lại chai dịch.

      2. Dán nhãn lên chai nêu rõ thêm thuốc và tốc độ truyền.

      3. Những thuốc nhạy cảm với ánh sáng: đề phòng tiếp xúc với ánh nắng và đèn tử ngoại

      4. đảm bảo vô trùng

B. Tương kỵ in vitro dẫn đến bất hoạt thuốc thêm vào dịch truyền

Dung dịch

Thuốc

Amino acid

Không thêm bất kỳ thuốc nào.  Những dung dịch amino acid làm phân hủy các thuốc acid không bền, tạo thành các chất kết hợp; Liên kết các thuốc tạo thành một phức hợp các thuốc.

Máu

Không thêm thuốc vào máu vì sẽ ngăn cản sự nhận dạng tương kỵ của thuốc

Dextran

Không thêm: Aminocaproic acid, ampicillin, vitamin C, barbiturate (Phenobacbital), phytomenadione, promethazine, streptokinase.

Dung dịch có thể phân hủy các thuốc acid không bền , liên kết các thuốc tạo nên một phức hợp

Dextrose (pH Từ 3,5 đến 5,5)

Không thêm: Aminophylline, dung dịch barbiturate, cyanocobalamine (B12), erythromycin, hydrocortisone, kanamycin, novobiocin, dung dịch sulfonamide, warfarin.

Kali clorid (Potassium chloride)

Dung dịch thường có tính acid hoặc trung tính tương hợp với nhiều thuốc đã được thiết lập, như­ng cần thận trọng khẳng định bằng chứng về độ ổn định. Không dùng với manitol.

Ringer tiêm

Không thêm: Amphotericin B, corticotrophin, metaraminol, Noradrenaline

NaCl 0,9% với/ hoặc dextran 5% (D5W)

Không thêm: Amphotericin

Natri (Sodium, lactate)

Không thêm: Amphotericin, methohexitone, novobiocin, nitrofurantoin, suxamethonium, ringer, thiopentane.

Nhủ dịch bộo (Fat Emulsions) “Intalipid”

Không thêm thuốc hay chất điện phân

Mannitol

Không thêm KCl(Potassium chloride) hay chất điện phân; Corticotrophin, dung dịch barbiturat, noradrenaline, metaraminol, suxamethonium.

NAHCO3 dobutamine,

Không thêm: dung dịch canci, corticotrophin, hydrocortison, hydromorphon, insulin, methicilin, narcotics, noradrenaline, pentobarbitone, procaine streptomycin, tetracycline, thiopenthone, vancomycin. Nếu thêm ampicillin - truyền trong thời gian < 6 h, nếu thêm cloxacillin- truyền trong thời gian < 8 h

 

C. Những thuốc dùng 1 mình là tốt nhất

Aminophylin

Digoxin

Ampicilin

Furosemid

Amphotericin B

Manitol

Cefamandol

Phenobarbital

Corticoid

Phenothiazin

Dextran

Phenytoin

Diazepam

Propranolol

Diazoxid

Verapamil

 

D. Những thuốc khuyến cáo không dùng  truyền tĩnh mạch liên tục

1. Amikacin & aminoglycosid khác

2. Cimetidin & ranitidin

3. Diazepam

4. Diazoxid

5. Furosemid

6. Meperidin

7. Metronidazol

8. Naloxon

9. Phenytoin

10. Phytonadion

11. Propranolol

IV. Hướng dẫn dùng thuốc truyền tĩnh mạch (IV)

  1. Chọn một dịch pha tương hợp.

     (Sử dụng phụ lục trong tài liệu để tra cứu)

Glucose (DW) với epinephrin, dopamin, Nor-adrenalin, metaraminol, ephedrine.

Không pha ringer lactat với : Penicilin G, ampicilin, cephalosporin, NaHCO3

2. Chọn nồng độ đúng

      Heparin nồng độ 20 u/ml           

      Epinephrin nồng độ 1:10.000

      KCl nồng độ <  80 mEq/L (mili duong luong=mmol)

3. Chọn bao bì đúng

•         Hydralazine chứa trong túi tráng siliconize/bộ chứa dịch chuẩn

•         KCl đựng trong chai thủy tinh, không được dùng túi Plastic

4.  Chọn môi trường vật lý đúng

•         Thuốc nhạy cảm với lạnh cần tránh lạnh, ví dụ natri, phenobarbital, metoclopramid

•         Thuốc nhạy cảm với ánh sáng, đậy bằng giấy carbon hoặc vỉ nhôm, ví dụ Adrenalin

5. Chọn đúng đường dùng

•         Không tiêm đẩy (push) các thuốc sau: Clindamycin, KCl, penicilin G, natri, dung dịch đệm hoặc hỗn hợp với máu  trong bơm tiêm diazepam                                                        

•         Không tiêm bắp: Chloramphenicol

•         Không tiêm tĩnh mạch: Procaine, penicilin, Benzathine penicilin

  1. Các thuốc chỉ dùng một mình (Không kết hợp với các thuốc khác): Amino acid, máu, dung dịch lipid

7.   Quan sát độ vô trùng

      Khi:     Lọ đã bẻ > 15 h

Chai đã mở > 8 h

  1. Tránh trộn lẫn với chất tương kỵ(hóa học)

      Penicilin/cephalosporin với aminoglycosid

      Epinephrin (các thuốc giao cảm khác), dopamin với NaHC03

      Lidocain với magnesi sulfat

  1. Tránh pha lẫn với chất tương kỵ (vật lý)

      Không pha lẫn các cặp thuốc sau:

      Dopamin         và        furosemid

      Heparin           và        Aminoglycosid và lidocain

      Calcium           và        NaHC03

      Lidocain          và        NaHC03

10. không kết hợp cặp thuốc gây tương tác

       (theo cơ chế dược động học)

      Aminophylin + vitamin C giảm tác dụng do bị tăng bài tiết qua nước tiểu.

      NaHCO3 tăng bài tiết các thuốc có tính acid yếu

    (INH, phenobarbital, thuốc chống viêm không corticoid-NSAID)

11. độc tính của thuốc tăng :

Cặp kết hợp

Hậu quả

Aminoglycosid  và furosemid

độc thính giác

Verapamil và digitalic

Rối loạn nhịp tim

Magnesi sulfat và aminoglycosid

Tắc nghẽn thần kinh cơ (Neuromuscular Block)

Cimetidine và thuốc chuyển hóa  (Warfarin, diazepam, betablocke, lidocain)

kìm hãm chuyển hóa của thuốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

•         Dược thư quốc gia

•         Dược lý lâm sàng

•         Dược lực học

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP