SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
---------
BỆNH VIÊM XOANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số…./QĐ-BVNH ngày ….tháng …năm 2017)
I. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM XOANG
- Đau đầu, nặng mặt: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm.
- Chảy dịch: Khi bị bệnh viêm xoang thì chảy dịch là hiện tượng thường thấy, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng
II. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC BN KHI NẰM VIỆN
1.Động viên người bệnh an tâm điều trị, tích cực hợp tác với nhân viên y tế.
2.Theo dõi dấu hiệu sinh tồn mạch, nhiệt , huyết áp, nhịp thở.
3.Theo dõi các triệu chứng
- Tình trạng đau.
- Số lượng, tính chất, màu sắc của dịch tiết.
4. Hướng dẫn chế độ ăn uống
- Không nên uống nước lạnh mà nên uống nước đun sôi để nguội, uống nhiều nước.
- Bổ sung nhiều các loại quả như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế,…vì chúng có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng làm ấm cơ thể, chống viêm xoang.
III GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SAU KHI RA VIỆN
- Tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bằng việc đeo khẩu trang khi đi ra đường.
- Thường xuyên vệ sinh, luôn giữ sạch sẽ cho môi trường xung quanh, tránh xa khói bụi
- Không nên sử dụng các chất dễ gây kích thích cho cơ quan hô hấp: không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
- Tránh xa các chất gây kích ứng với cơ quan hô hấp,phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi.
- Nhớ chỉ xì mũi ra, không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước chảy ra ngoài.