2. Sinh hoạt và tập luyện
- Bệnh nhân cần được luyện tập để phục hồi các chức năng sau tai biến mạch máu não.
-Trong trường hợp bệnh nhân chưa tự vận động được, không nên để bệnh nhân nằm nguyên một tư thế, mà người nhà cần giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét da.
- Mỗi lần xoay trở cần xoa bột tan hay phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác.
- Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
- Lúc đầu tập ở mức độ rất nhẹ, sau đó tăng dần dần để bệnh nhân có thể thích nghi (ví dụ thời gian đầu mỗi ngày dành 30 phút tập đi, dần dần có thể tăng lên 35, 40, thậm trí 60 phút). Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được.
- Nên duy trì việc tập luyện hàng ngày ngay cả khi các di chứng đã được phục hồi.
3. Điều trị
- Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt.
- Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.
4. Phòng bệnh
- Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người. Khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao và mùa hè, cần cẩn thận giữ mình, không để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường.
- Không nên tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, lo lắng...
- Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phải điều độ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
- Không nên vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...
|