TRUYỀN THÔNG GDSK BỆNH NHÂN SỎI TIẾT NIỆU
1. Định nghĩa:
Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết niệu. Khi sỏi ở vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí giải phẫu đó như : Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Các khối sỏi có thể gây tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
2. Triệu chứng:
- Cơn đau quặn thận: Sỏi được hình thành một cách âm thầm và chỉ được phát hiện lần đầu bởi cơn đau quặn, bệnh nhân lên cơn đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục ngoài Cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh, khiến sỏi di chuyển tới chỗ chít hẹp, gây tắc đường tiểu . Triệu chứng lui dần sau khi nghỉ ngơi và đi tiểu được.
- Đái buốt, nước tiểu có máu: Tùy theo mức độ tổn thương đường niệu, nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến đỏ toàn bãi.
- Viêm đài bể thận do ứ nước tiểu: Bệnh nhân đi tiểu nước tiểu đục, đau vùng lưng – thắt lưng. Đa số trường hợp có sốt cao, rét run. Nếu muộn có thể phù, nôn mửa, ăn không ngon miệng.
3. Truyền Thông GDSK:
* Uống nhiều nước: Nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày hoặc uống làm sao để có lượng nước tiểu từ 2,5 lít trong ngày để tránh tạo sỏi tiết niệu.
* Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Nên ăn cá thay thịt.
* Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi như: Sữa, phomai sôcôla, rau xanh, trà đặc. Nên uống nhiều cam tươi, chanh tươi bởi vì những loại thức uống này chứa nhiều cytrat giúp chống lại sự tái tạo sỏi.
* Không nên ăn nhiều các loại cá khô, thịt khô, mắm nêm, mắm thái long heo long bò, hạn chế ăn muối.