SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
BỆNH HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY
(Kèm theo quyết định số 327 /QĐ-BVNH ngày 15 tháng 7 năm 2022)
I. ĐỊNH NGHĨA
- Hội chứng cổ vai cánh tay là một khái niệm xuất phát bởi đau từ cột sống cổ lan xuống vai và lan tới một hoặc hai tay ( Hội chứng vai gáy )
- Phần lớn các trường hợp là do chèn ép rễ thần kinh
II. NGUYÊN NHÂN
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng đau cổ vai gáy là người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ, khớp liên đốt và liên mỏm dẫn đến các rễ dây thần kinh cột sống cổ.
- Có đến 25% trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bị hội chứng đau cổ vai cánh tay.
III. TRIỆU CHỨNG
- Đau cổ vai gáy và một bên cánh tay. Cơn đau có thể xuất hiện từ từ và âm ỉ và tăng dần khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía đau
- Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân có triệu chứng đau, có cảm giác tê bì hoặc kiến bò ở khoanh da của rễ bị chèn ép
- Rối loạn vận động: Yếu 1 số cơ chi trên, hạn chế vận động do đau
- Rối loạn phản xạ: Rối loạn phản xạ gân xương
IV. ĐIỀU TRỊ
- Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu: Hồng ngoại, sóng ngắn, đắp parafin, điện phân, điện châm, xoa bóp bấm huyệt…
- Điều trị bằng thuốc : Giảm đau, giãn cơ, vitamin nhóm B
V. CHẾ ĐỘ ĂN
- Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, các loại cá biển, các loại đậu, rau có lá màu xanh đậm.
- Thực phẩm giàu vitamin D: Tôm, cua, cá trích, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, nấm, sữa bò…
- Các thực phẩm giàu Omega 3 gồm có cá thu, cá hồi, cá cơm, hàu…
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định số 3109/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 8 năm 2014, “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên nghành Phục hồi chức năng”.