Mode:         
 
Tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Tin tức
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  
Lượt truy cập  
Hôm nay 36621
Hôm qua 70981
Trong tuần 127806
Trong tháng 126360
Tất cả 1610765
Trích đề tài nghiên cưu khoa học năm 2015  

NGHIÊN CỨU CHI PHÍ TRỰC TIẾP

KHÁM CHỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA NỘI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA

Bs.Trương Phước An

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


Tóm tắt

Chi phí cho bệnh đái tháo đường là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ở châu Mỹ La Tinh, các gia đình phải trả 40 – 60% chi phí chăm sóc y tế từ tiền túi riêng của họ, tại Mozambique, chăm sóc cho một người đái tháo đường khoảng 75% thu nhập bình quân đầu người, ở Mali 61%, Việt Nam 51% và Zambia là 21%. Chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường là một chi phí phức tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố do nó phải gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện thì thường chi phí điều trị các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Vì vậy việc phân tích chi phí trực tiếp bệnh đái tháo đường là cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng giá trọn gói và đề xuất các giải pháp để làm giảm gánh nặng kinh tế của bệnh đái tháo đường cho mọi tầng lớp nhân dân.

Mục tiêu nghiên cứu

1- Xác định chi phí trực tiếp khám chữa bệnh đái tháo đường tại khoa nội bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa từ 01 tháng 01 năm 2014 đến 31 tháng 12 năm 2014.

2- Phân tích một số cơ cấu chi phí trực tiếp khám chữa bệnh đái tháo đường trên

Thiết kế nghiên cứu. Mô tả cắt ngang

Đối tương nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa Nội

Phương pháp nghiên cứu. Tất cả các đối tượng được nghiên cứu hồ sơ bệnh án để tìm hiểu các thông tin chuyên môn. Nghiên cứu, phân tích các phiếu thanh toán chi phí điều trị của từng  bệnh nhân có và không có bảo hiểm y tế.

Kết quả. Chi phí trực tiếp trung bình của một bệnh nhân: 1.708.784 đồng/ đợt điều trị. Theo nhóm bệnh:  Đái tháo đường chưa có biến chứng 779.314 đồng; Đái tháo đường có biến chứng 2.138.952 đồng.

Cơ cấu chi phí bao gồm: Chi phí thuốc chiếm: 29,5 - 43,5 %; Chi phí xét nghiệm chiếm: 21,8 - 43,6 %; Chi phí giường bệnh chiếm: 16,6 - 22,3 %; Chi phí CĐHA chiếm: 6,3 -   9,1 %; Chi phí dịch truyền: 2,9 -  4,0 %; Chi phí thủ thuật: 0,7 -  3,0 %; Chi phí cho vật tư y tế chiếm: 0,3-0,7 %.

Kết luận: Chi phí do bệnh đái tháo đường thực sự là một gánh nặng kinh tế cho người bệnh, đặc biệt là các bệnh nhân nghèo và cận nghèo, những bệnh nhân đã có nhiều biến chứng kèm theo. Cần có những giải pháp tốt giúp cho người bệnh sống chung với bệnh đái tháo đường với đủ khả năng chi trả và với một chất lượng sống hợp lý nhất.

 

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA  BỆNH LÝ TIM MẠCH PHỐI HỢP

TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

                                                                                Bs. Trần Hoàng Thị Ái Châu

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hò

a


TÓM TẮT

Mở đầu:

     Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp khá phổ biến. Đợt cấp COPD và các bệnh lý đi kèm góp phần vào độ nặng của từng bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh lý tim mạch đóng vai trò rất quan trọng ở bệnh nhân COPD, gây tử vong hơn 30% các trường hợp bị COPD. Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của  các bệnh lý tim mạch phối hợp trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giúp đánh giá đúng mức tình trạng bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân COPD trong nỗ lực nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD theo tiêu chuẩn Anthonisen 1987điều trị tại  Bệnh viện Ninh hòa từ tháng 01/2014- 8/2014. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả

Kết quả:

Có 86 BN được chẩn đoán đợt cấp COPD theo tiêu chuẩn Anthonisen 1987điều trị tại  Bệnh viện Ninh hòa từ tháng 01/2014- 8/2014. Tuổi trung bình là 73,79± 10,06.  Nam giới chiếm tỷ lệ 95,3%.

      Có 64/86 BN COPD có các bệnh lý tim mạch phối hợp chiếm tỷ lệ 74,4%. Trong đó rối loạn nhịp tim gặp nhiều nhất có 56/86 BN (chiếm 65,1%), tăng huyết áp chiếm 42,2%, bệnh mạch vành chiếm 30,2%, suy tim chiếm 29,1 %. Bệnh van tim chiếm 24,4%.

   Bệnh nhân COPD có bệnh lý tim mạch phối hợp làm tăng  mức độ nặng của bệnh, tăng số lần nhập viện trong năm, tăng tỷ lệ BN phải thở máy áp lực dương, tăng thời gian điều trị và có kết quả xấu hơn nhóm không có bệnh tim mạch phối hợp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Kết luận:

  Bệnh lý tim mạch  phối hợp ở bệnh nhân COPD chiếm tỷ lệ cao, làm tăng mức độ nặng của bệnh và gia tăng tỷ lệ tử vong. Cần chú ý việc tầm soát các bệnh lý tim mạch trên bệnh nhân C NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VIÊM MÀNG NÃO NHIÊM TRÙNG ĐIỂU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA TRONG 4 NĂM (2010-2014 )

                                                                                                  Bs Đặng Quý Sơn

                      Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa


Tóm tắt:

Mở đầu:

Viêm màng não nhiễm trùng (viêm màng não mủ) là một trong những bệnh nhiễm trùng của hệ thần kinh trung ương, có khả năng gây tử vong. Khả năng sống còn của bệnh nhân đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh chóng, chính xác và điều trị sớm kháng sinh. Tỉ lệ tử vong của viêm màng não nhiễm  trùng trong khoảng từ 10 - 30%, và khoảng 1/3 số bệnh nhân sống có thể có di chứng thần kinh lâu dài như động kinh, não úng thủy, giảm thính lực, khiếm khuyết thần kinh cục bộ, giảm nhận thức…..

Nghiên cứu tình hình viêm màng não nhiễm trùng điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa  trong 4 năm 2010-2014 sẽ góp phần vào nỗ lực chẩn đoán nhanh chóng, chính xác và điều trị sớm cho bệnh nhân Viêm màng não.

Đối tương và phương pháp  nghiên cứu:

Đối tương nghiên cứu: Các bệnh nhân  được chẩn đoán viêm màng não nhiễm trùng điều trị tại Bệnh viện Ninh Hòa, từ tháng 1 năm 2010  tới tháng 12 năm 2014

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả

Kết quả:

Có 55 bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não nhiễm trùng điều trị tại Bệnh viện Ninh Hòa, từ tháng 1 năm 2010  tới tháng 12 năm 2014. Tỷ lệ Nam/nữ = 1,6. lứa tuổi trên 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao 47,3 %.

Triệu chứng lâm sàng: lý do vào viện của bệnh rất đa dạng trong đó sốt 69 %....  các dấu chứng lâm sàng được ghi nhận : Sốt 92,7 %, đau đầu 70,9 %, nôn 52,7 %, về thực thể cổ gượng 78,1%, Kernig 60 %...

bệnh nhập viện trong  ngày đầu và ngày thứ 3 (36,4 %, 29,1 %).

Cận lâm sàng: Lượng BC máu trung bình 12.854/mm3, thấp nhất 3600/mm3, cao nhất 24000/mm3, lượng Protein trung bình 2,2 g/l , nhỏ nhất 0,2 g/l, cao nhất  10,0 g/l ( BT 20-45 mg %). Phản ứng  Pandy (+) 100%; Đường dịch não tuỷ giá trị nhỏ nhất 1,68 g/l, Giá trị lớn nhất 5,52 g.l và hầu hết < ½ đường máu cùng thời điểm.; Lượng tế bào trung bình dịch não tuỷ 840 tb/mm3 , cao nhất 19000/ mm3. Hầu hết tế bào đa nhân ưu thế ;

Điều trị: Tỷ lệ dùng kháng sinh cao nhất là Ceftriaxon chiếm 72,7 % kế đến là các kháng sinh khác như: Cefotaxim, Vancomycin, Chloramphenicol

tỷ lệ dùng Dexamethason chiếm 80 %, Mannitol chiếm 32,7% %...

Các yếu tố liên quan: Thời gian vào viện, nhóm tuổi…

Kết luận: Cần lưu ý tới thời gian vào viện của bệnh nhân, nhóm tuổi… để chẩn đoán nhanh chóng, và điều trị kịp thời nhằm giảm  các biến chứng, thời gian nằm viện và chi phí.

OPD để có hướng điều trị phù hợp.

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ỨNG DỤNG DAO ĐIỆN ĐƠN CỰC TRONG PHẨU THUẬT CẮT AMIDAN TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HOÀ NĂM 2015

Bs.Nguyễn Xuân Lộc

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


TÓM TẮT

Mục tiêu:

  + Đánh giá lượng máu mất trong phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, mức độ đau trong phẫu thuật, thời gian phục hồi trong phẫu thuật.

  + Đánh giá một số yếu tố liên quan đến máu mất trong phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, mức độ đau trong phẫu thuật, thời gian phục hồi trong phẫu thuật.

Phương pháp nghiên cứu::

  Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang loạt ca bênh

  Thực hiên: tại BVĐK KV Ninh Hoà; thời gian từ Từ tháng 1/2015  đến tháng10/ 2015.

Kết quả nghiên cứu:

  Qua 38 trường hợp cắt Amidan tại BVĐKKV Ninh Hoà; trong đó 19 nam, 19 nữ; tuổi tối thiểu: 9; tối đa: 42, trung bình 22.84 ± 9.94.- Phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện đơn cực tại BV ĐKKV Ninh Hoà có: Thời gian phẫu thuật trung bình 17.48 ± 4.894 ph.;  Lượng máu mất trung bình : 11.47 ± 4.683 ml . Đối với nhóm đối tượng tuổi lớn, amidan viêm mạn tính tái phát nhiều lần lượng máu mất trong phẫu thuật và thời gian phẫu thuật cao hơn nhóm tuổi nhỏ và dạng viêm quá phát gây tắc nghẽn; Không có sự khác biệt về mối liên quan giữa giới và kết quả phẫu thuật về thời gian và lượng máu mất trong phẫu thuật.; Tỉ lệ chảy máu sớm là 2.62%, tỉ lệ chảy máu muộn là 5.2%..

Kết luân: Phẫu thuật bằng dao điện đơn cực có thể tiến hành tại cơ sở BVĐK KV Ninh Hoà. Nhưng nên thận trọng: Với nhóm đối tượng lớn tuổi, viêm mạn tính tái phát nhiều lần; Trong đợt bùng phát dịch SXH Dengue, nên thận trọng khi tiến hành phẫu thuật, vì không kiểm soát được tình trạng nhiễm bệnh sau khi phẫu thuật, liên quan đến chảy máu muộn.

 

 

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Bs.Nguyễn Ngoạc Sơn và cs

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa

 


Tóm tắt:

            Qua nghiên cứu 232 bệnh nhân được chỉ định nội soi tiêu hóa trên và có chỉ định xét nghiệm CLO-test tại khoa Chẩn đoán hình ảnh trong thời gian từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2015, nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori, chúng tôi rút ra kết luận sau:

            1/ Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm H. Pylori là 40,1%.

2/ Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân H. pylori dương tính thấp hơn nhóm bệnh nhân H. pylori âm tính. Nhóm tuổi có tỷ lệ dương tính cao nhất là 30-39 tuổi và 40-49 tuổi.

3/ Tỷ lệ H. pylori dương tính ở nữ giới cao hơn nam giới.

4/ Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có tỷ lệ H. pylori dương tính cao hơn bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng.

5/ Không có sự liên quan giữa nhiễm H. Pylori với các yếu tố như thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.

 

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ THEO CÁC TIÊU CHÍ “HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH” TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA

ThS.Nguyễn Quang

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


Tóm tắt

Hài lòng của người bệnh là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của một cơ sở y tế nói chung và bệnh viện nói riêng. Sự hài lòng của người bệnh là tài sản vô giá của bệnh viện, nó tỷ lệ thuận với sự  phát triển và tăng trưởng của bệnh viện. Chất lượng của bệnh viện là sự hài lòng của người bệnh và cán bộ viên chức đối với bệnh viện. Bệnh viện khi không làm hài lòng người bệnh  sẽ bị nghèo dần vì: mất người bệnh tiềm năng, uy tín suy giảm và khiếu kiện gia tăng.

Năm 2014, Sở Y tế Khánh Hòa đã đánh giá chất lượng bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế (gồm 83 tiêu chí). Kết quả bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa phần tiêu chí “Hướng đến người bệnh” đạt điểm trung bình 3,0/5 điểm. Để đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với thực trạng mà bệnh viện đã đạt được theo bộ tiêu chí này, từ đó có cơ sở  tiếp tục cải thiện các tiêu chí tiêu chí  chất lượng bệnh viện phần HĐNB, tăng sự hài lòng của người bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú theo các tiêu chí “Hướng đến người bệnh” tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa năm 2015.

Mục tiêu nghiên cứu

1. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú theo các tiêu chí “Hướng đến người bệnh” tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa  năm 2015.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú theo các tiêu chí “Hướng đến người bệnh”.

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Đối tương nghiên cứu: 400 người bệnh điều trị nội trú tại các khoa trong bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa, các điều kiện chọn như sau:Trên 18 tuổi;Có ngày điều trị nội trú ≥ 02 ngày và chuẩn bị ra viện; Được nhập viện từ khoa khám bệnh; Có đủ năng lực để trả lời các câu hỏi điều tra;Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Kết luận:

            Nhóm tiêu chí (A1)Chỉ dẫn- tiếp đón- hướng dẫn người bệnh: có tỷ lệ hài lòng là 77,5%  và điểm hài lòng trung bình đạt 3,97; Nhóm tiêu chí (A3) về môi trường chăm sóc người bệnh: Đây là nhóm có tỷ lệ hài lòng của người bệnh cao nhất (81,5%) và điểm hài lòng trung bình đạt 4,1; Nhóm tiêu chí (A4) về quyền và lợi ích người bệnh: có tỷ lệ hài lòng là 78,8%  và điểm hài lòng trung bình đạt 4,0 điểm. Tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh nội trú về các tiêu chí “ Hướng đến người bệnh” đạt 78,3% và đạt điểm hài lòng trung bình là 3,82 điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sự hài lòng chung của người bệnh với các yếu tố như: nhóm tuổi, đối tượng KCB và số ngày nằm viện của người bệnh.

 

 

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TẮC MẠCH BẰNG THANG ĐIỂM CHA2DS2VASc Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM

Bs. Trần Thị Bảo Ngọc

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


TÓM TẮT

Mở đầu

Rung nhĩ là một loạn nhịp dai dẳng thường gặp nhất trong cộng đồng. Hai nguy cơ chính của rung nhĩ là  thuyên tắc mạch hệ thống và tử vong. Tỷ lệ đột quỵ và tử vong do mọi nguyên nhân của bệnh nhân rung nhĩ đều cao hơn so với bệnh nhân nhịp xoang. Việc phân tầng bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim thuộc nhóm nguy cơ nào bằng thang điểm CHA2DS2-VASc là cần thiết để có chiến lược điều trị nhằm hạn chế biến chứng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Gồm  các  bệnh nhân vào  nhập  viện  được chẩn  đoán  xác định rung nhĩ không do bệnh van tim tại khoa nội Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa từ 1/1/2015- 15/10/2015. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích.

Kết quả

- Có 57 bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ không do bệnh van tim điều trị tại khoa nội từ 1/1/2015- 15/10/2015. Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 35, cao nhất 95, tuổi trung bình 73.3.

- Trong nhóm nghiên cứu điểm CHA2DS2- VASc trung bình 3.98, điểm cao nhất là 8, thấp nhất là 0. Điểm chiếm nhiều nhất là 5 (22.8%).

- Không có trường hợp nào được sử dụng kháng đông mặc dù nhóm bệnh nhân nguy cơ cao chiếm 87.7%, tỉ lệ sử dụng Aspirin khá cao (89.5%).

- Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lâm sàng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân có hay không có đột quỵ.

- Điểm CHA2DS2- VASc trung bình ở nhóm rung nhĩ có đột quỵ cao hơn nhóm không có đột quỵ.

Kết luận

- Bệnh nhân rung nhĩ nên được đánh giá các yếu tố nguy cơ tắc mạch bằng thang điểm CHA2DS2- VASc một cách thường qui. Từ đó có chiến lược điều trị dự phòng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim để phòng ngừa tắc mạch.

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG NHẸ CÂN

TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN NINH HÒA


Ths,Bs Lê Thanh Nhã

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nhẹ cân là là một trong những nguyên nhân gây tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh, và nó có thể để lại cho trẻ những hậu quả bệnh lý khá nghiêm trọng và kéo dài cho trẻ sơn sinh. Mục tiêu của nghiên cứu: khảo sát một số yếu tố liên quan đến cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng và khảo sát các đặc điểm của trẻ đủ tháng nhẹ cân tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa.

Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu theo phương pháp bệnh chứng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2015 – 10/2015.

Kết quả: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tuổi thai 38 – 42 tuần có cân nặng dưới 2500gr: 1,62%. Những sản phụ sinh con nhẹ cân có BMI gầy: 23,3%. Mức tăng cân trong thai kỳ < 9 kg chiếm 60%, mức tăng cân trung bình:  9,65 ± 4,509 kg. Những sản phụ sinh trẻ nhẹ cân có mức tăng cân trong thai kỳ thấp hơn 9 kg cao gấp 3,61 lần so với ở nhóm trẻ có cân nặng bình thường. Bệnh lý mẹ hay gặp: thiếu máu 33,3%, tiền sản giật 30%. Các sản phụ bị thiếu máu có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 4,33 lần, ở bà mẹ bị tiền sản giật nguy cơ này cao gấp 5,73 lần so với nhóm chứng. Bệnh lý thai và phần phụ thai hay gặp: thiểu ối 63,3%. Trong nhóm trẻ nhẹ cân có tỷ lệ bị thiểu ối cao gấp 4,75 lần so với nhóm trẻ có cân nặng bình thường. Bệnh lý trẻ sơ sinh: Suy hô hấp 10%, bỏ bú 10%, nôn 16,7%, vàng da 20%, nhiễm trùng sơ sinh 30%. Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh lý vào ngày thứ nhất 37,5%, tỷ lệ can thiệp 66,7%. Không có tử vong ở trẻ đủ tháng nhẹ cân trong thời gian nghiên cứu.

Kết luận: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tuổi thai 38 – 42 tuần có cân nặng dưới 2500gr: 1,62%. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng trẻ sơ sinh là: mẹ tăng cân trong thai kỳ < 9 kg; mẹ có bệnh lý mẹ: thiếu máu, tiền sản giật; thiểu ối. Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh nhẹ cân: suy hô hấp, bỏ bú, nôn, vàng da, nhiễm trùng sơ sinh.

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA

Bs.Phạm Thị Hải Vân

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa



TÓM TẮT:

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm phổi của trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ học và  triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi.Tình hình điều trị viêm phổi tại khoa Nhi.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Kết quả: Tỷ lệ viêm phổi là 35,2%, bệnh xảy ra quanh năm nhưng tăng cao vào 6 tháng cuối năm, đỉnh điểm là tháng 10 (57%). Tỷ lệ viêm phổi nặng là 19,4%. Trẻ từ 1-12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,3%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa thành thị và nông thôn. Trẻ viêm phổi có thể không sốt (23,4%) nhưng thường gặp nhất là có sốt  (76,6%), trong đó sốt vừa chiếm 30,7%. 88,2% trẻ viêm phổi có tần số thở tăng, 11,2% trẻ viêm phổi có tần số bình thường, thường gặp nhất là thở nhanh (66,8%). Ho là triệu chứng gặp cao nhất chiếm 91,8%. 83,9% có khò khè, 82% nghe phổi có ran ẩm hoặc ran nổ. 81,1% trẻ ăn uống kém, 55,2% trẻ kèm suy dinh dưỡng, tiêu chảy gặp 28,2%, nôn mửa 11%, rút lõm lồng ngực 7,9%. 18,6% trẻ được chỉ định xét nghiệm CRP, 9,3% dương tính. 46,5% có bạch cầu máu tăng, 78,3% có Hb thấp, 82% có hình ảnh tổn thương trên Xq phổi. 73,2% trẻ đã được người chăm sóc tự cho uống kháng sinh trước khi nhập viện.13% cần chuyển đổi kháng sinh, 8,2% phối hợp kháng sinh để điều trị.99% khỏi bệnh, 1% chuyển viện, không có tử vong. 72% điều trị ≤ 7 ngày, 28% điều trị > 7 ngày.

Kiến nghị: Tăng  cường truyền thông để năng cao kiến thức của bà mẹ về bệnh viêm phổi trẻ em, nhất là cách phòng bệnh, cách nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và xử trí ban đầu đúng cách. Chỉ định định lượng CRP thường quy trong chẩn đoán viêm phổi. Những trường hợp nặng nếu cần thiết nên làm nhiều lần để theo dõi kết quả điều trị. Tăng cường cấy máu, dịch mũi họng, làm kháng sinh đồ để phục vụ cho điều trị. Luôn luôn đảm bảo thời gian sử dụng kháng sinh tối thiểu theo phác đồ.

 

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH

 TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA NĂM 2015

Bs.Võ Văn Định

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


MỞ ĐẦU

Thuật ngữ hội chứng động mạch vành cấp hay hội chứng vành cấp ( acute coronary syndrome) mô tả tất cả những bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu cơ tim cấp tính trong đó bao gồm cả những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên, nhồi máu cơ tim cấp không có đoạn ST chênh lên và đau thắt ngực không ổn định.[5]

Trong năm 2004, hội chứng mạch vành cấp chiếm 35% tất cả các trường hợp tử vong ở những người Mỹ trên 65 tuổi. Theo dự đoán của WHO, tử vong do bệnh mạch vành sẽ gia tăng khoảng 120% đối với nữ và 137% đối với nam trong vài thập kỉ tới [3]

Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh động mạch vành đang tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và đang trở thành một vấn đề thời sự. Theo thống kê của Viện Tim Mạch Việt Nam, tỉ lệ bệnh động mạch vành tăng dần trong những năm gần đây. Trong các năm 1994, 1995, 1996, tỉ lệ này lần lượt là 3,4%, 5,0% và 6,0%; đến năm 2003 tỉ lệ này là 11,2%, năm 2005 là 18,8% và năm 2007 lên đến 24% [16]. Ở thành phố Hồ Chí Minh, nếu năm 1988 có 313 trường hợp nhồi máu cơ tim, thì chỉ sau bốn năm con số này đã tăng lên đến 639 trường hợp.

Tuy chưa có thống kê cụ thể, song nhìn chung độ tuổi của người bệnh ngày càng trẻ hóa. Vậy nên, để góp phần vào việc nghiên cứu bệnh mạch vành tại tỉnh Khánh Hòa, tôi quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu: “NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA NĂM 2015”. Qua đó góp phần tìm hiểu và hạn chế các tác hại do bệnh mạch vành gây ra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

1./  Xác định tỷ lệ mắc bệnh mạch vành

2./ Xác định mối liên quan giữa bệnh mạch vành với các yếu tố như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, thói quen hút thuốc lá.

KẾT LUẬN

*  Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành

Từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2015 khoa Nội tiếp nhận150 bệnh nhân bệnh mạch vành, trong đó 98 nữ (64%) và 52 nam (36%).

Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 75 tuổi. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 60 – 79 tuổi (54%).

Trong 150 bênh nhân mạch vành có: 74,7% Suy tim do suy vành; 6,7 % Đau thắt ngực ổn định; 14 % Đau thắt ngực không ổn định; 2,7% Nhồi máu cơ tim ST không chênh lên; 2%  Nhồi máu cơ tim ST chênh lên.

Tỷ lệ nam giới trong hội chứng vành cấp cao hơn nữ giới. Cụ thể trên tổng số 29 trường hợp, nam giới chiếm  18/28, nữ giới chiếm 10/28

*  Một số yếu tố liên quan đến bệnh mạch vành 

Trong các yếu tố nguy cơ bênh mạch vành, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (70,7%), tiếp theo là đái tháo đường và rối loạn lipid máu cùng chiếm 34,7%, tiếp theo là hút thuốc lá chiếm 27,3%, và thấp nhất là béo phì chiếm 20%.

Có mối tương quan thuận giữa tăng huyết áp và bệnh mạch vành, đặt biệt là hội chứng vành cấp. Ở bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định, tăng từ 1/46 (2,7%) lên đến 2/30 (10%). Ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, tăng từ 1/46 (2,7%) lên 1/13 (7,7%) với p<0,05.

Có mối tương quan giữa đái tháo đường và bệnh mạch vành. Tỷ lệ đái tháo đường ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên là cao nhất, chiếm

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y  TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA NĂM 2015

CN. Lê Thị Hồng

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


TÓM TẮT

Mở đầu: Chất thải đang là vấn đề nóng và quan tâm của cộng đồng và toàn xã hội. CTYT là một trong những loại chất thải có khả năng gây ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. QLCT đúng quy định là một việc làm cần thiết và cấp bách trong các cơ sở y tế.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên y tế tại Bệnh viện.

Kết quả: Tổng lượng CTRYT phát sinh trong 9 tháng đầu năm 2015 tại BV đa khoa khu vực Ninh Hòa là 66.450 trong đó khối lượng CTRYT thông thường là 56.986 kg và khối lượng CTRYT nguy hại là 9.464kg. Việc tổ chức thực hiện quy chế, quyết định, văn bản pháp quy cũng như việc  sớm ban hành các Quyết định liên quan là hành lang pháp lý vững chắc để BV thực hiện tốt quy trình quản lý CTRYT.

 Kết luận: Công tác QLCT là mối quan tâm hàng đầu của Bệnh viện. Tuy nhiên, công tác này chưa được đánh giá cao do thiết kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ý thức của một số nhân viên y tế còn chưa cao

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY 1/3 GIỮA XƯƠNG ĐÒN BẰNG ĐINH KIRSCHNER TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA


Bs.Trần Ngọc Luận

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa

TÓM TẮT


Mở đầu: Ở Việt Nam gãy xương đòn chủ yếu là điều trị bảo tồn, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp gãy có nguy cơ chậm liền, khớp giả cần chỉ định phẫu thuật như gãy phức tạp, gãy nhiều mảnh, đầu gãy di lệch dọa mở ra da, gãy hở, gãy kèm theo biến chứng chèn ép thần kinh mạch máu... Có nhiều kỹ thuật và phương tiện  kết hợp xương khác nhau được sử dụng như: nẹp vít, đinh nội tủy…

Qua các đề tài trong nước và trên thế giới, chúng tôi nhận thấy việc điều trị gãy 1/3 giữa xương đòn bằng đinh Kirschner đem lại nhiều kết quả tốt cho bệnh nhân.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị gãy 1/3 giữa xương đòn đến khám và điều trị tại Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa (có chỉ định phẫu thuật dùng đinh nội tủy).

Kết quả: Qua nghiên cứu 58 bệnh nhân gãy 1/3 giữa xương đòn được điều trị phẫu thuật bằng đinh Kirschner kết quả: rất tốt 54 ca (93.1%), tốt là 3 ca (5.2%), khá có 1 ca (1.7%). 

Kết luận: Điều trị phẫu thuật gãy 1/3 giữa xương đòn bằng đinh nội tủy Kirschner cho kết quả điều trị tốt,  kết quả lành xương cao, phù hợp với điều kiện về trang thiết bị của Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa.

MỞ ĐẦU: Gãy xương đòn chiếm khoảng 4% của tất cả gãy xương và 35% - 43% trong những chấn thương đai vai [21]. Nguyên nhân gây ra gãy xương đòn gặp nhiều ở nước ta là TNGT 85% [11]. Gãy 1/3 giữa xương đòn chiếm tỷ lệ 69%- 82% tất cả các trường hợp gãy xương đòn. Gãy 1/3 giữa xương đòn thường gặp ở trẻ em và thanh niên với lực chấn thương có năng lượng cao gây gãy nhiều mãnh, di lệch nhiều. Ở người trên 70 tuổi thường do năng lượng thấp và xương gãy ít di lệch.

Phần lớn gãy xương đòn lành không để lại hậu quả nghiêm trọng đối với điều trị bảo tồn. Trước đây người ta nhận thấy vùng xương gồ lên dễ chấp nhận hơn để lại sẹo xấu từ việc  điều trị kết hợp xương bên trong. Tuy nhiên sau này đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự lành xương và không lành xương của phương pháp điều trị bảo tồn và điều trị phẫu  thuật kết hợp xương bên trong cho thấy nhiều chỉ định phẫu  thuật được đặt ra cho những trường hợp gãy có nguy cơ chậm liền,  khớp giả,  hoặc tạo can chèn ép bó mạch dưới đòn.

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ BỆNH

VIÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA

Ds.Nguyễn Thị Lan

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


Tóm tắt

Bệnh loét dạ dày tá tràng ( DDTT) là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến ngày nay ở cả nước phát triển và đang phát triển với tỷ lệ mắc bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng và đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Đây là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học không chỉ bởi nguy cơ xãy ra nhiều biến chứng rất nặng nề của bệnh mà còn có thể tử vong. “ Nghiên cứu tình hình kê đơn ngoại trú điều trị bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa”  sẽ góp phần vào việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Kết quả:

 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu:

Qua khảo sát 384 đơn thuốc giới nam chiếm tỷ lệ  73,9% nhiều hơn nữ giới, đặc biệt ở độ tuổi >60 tuổi chiếm 30,2%.

Các tỷ lệ khảo sát

- Khảo sát tỷ lệ kê đơn có chỉ định thuốc DDTT của  điều trị ngoại trú cho thấy tỷ lệ đơn thuốc được bác sĩ chỉ định kê đơn có nhóm thuốc  DDTT chiếm tỉ lệ 100% , tập trung ở người lớn tuổi > 60 tuổi.

- Số ngày điều trị 15 ngày chiếm tỷ lệ cao 65,4%, thấp nhất  5 ngày chiếm tỷ lệ 1,6%

- Phối hợp đơn thuốc không phù hợp có 36 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,4%

- Thời điểm dùng thuốc loét DDTT không hợp lý 8,6%

- Chỉ định thuốc điều trị viêm loét DDTT cho các đối tượng đặc biệt :

+ Bệnh nhân tăng huyết áp 68,4%; Bệnh nhân suy giảm chức năng gan 23,7%; Phụ nữ có thai  7,9%%

Tương tác thuốc DDTT với các thuốc (Nifedipin, Clopidogrel, Diazepam, Clarythromycin) chiếm tỷ lệ khá cao. Omeprazon + Diazepam chiếm tỷ lệ 32,4%; Omeprazon + Nifedipin chiếm tỷ lệ 26,5%; Omeprazon + clopidogrel chiếm tỷ lệ 20,6%; Ranitidin + Clarythromycin chiếm tỷ lệ 11,7;Lansoprazon + Ketoconazol chiếm tỷ lệ cao 5,9%; Ranitidin + Ketoconazol chiếm tỷ lệ 2,9 %

 Sau khi có ý kiến đề xuất

So sánh về chỉ định thuốc điều trị viêm loét DDTT giữa trước đề xuất và sau khi đề xuất trên các đối tượng suy giảm chức năng gan, tăng huyết áp, phụ nữ có thai, tăng huyết áp, tương tác giữa thuốc điều trị viêm loét DDTT và các thuốc có liên quan so với sau đề xuất giảm đáng kể , tỷ lệ giảm sau đề xuất bệnh nhân điều trị diệt HP(+) sử dụng thuốc Lansoprazol +( Nhôm hydroxyt + Magne hydroxyt)+ kháng sinh + tinidazol chỉ giảm 30%.

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2015

CN.Nguyễn Trường Sa

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


MỞ ĐẦU

       An toàn truyền máu là một quy trình khép kín, từ việc chỉ định truyền máu đúng, sử dụng đúng máu và các chế phẩm phù hợp, theo dõi và xử trí tốt các biểu hiện trong quá trình truyền máu, theo dõi các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi truyền máu nhằm hạn chế và phòng ngừa các phản ứng bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân cũng như sức khỏe của bệnh nhân về sau. Hiện nay, tại các cơ sở điều trị, công tác truyền máu thường do điều dưỡng đảm nhận, do đó người điều dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng, cuối cùng của việc thực hiện truyền máu an toàn. Vì vậy, yêu cầu người điều dưỡng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về an toàn truyền máu là điều rất cần thiết tại các cơ sở y tế. 

       Ở Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa những năm gần đây phát triển về ngoại khoa, sản khoa, hồi sức…nên yêu cầu về lĩnh vực truyền máu cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

             Vì vậy ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn cho KTV xét nghiệm thì vai trò của Điều dưỡng, nữ hộ sinh trực tiếp tham gia truyền máu tại các khoa lâm sàng cũng hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tránh tai biến.

            Nghiên cứu các kiến thức về an toàn truyền máu là việc cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Khảo sát kiến thức về an toàn truyền máu của cán bộ viên chức taị Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa năm 2015”

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu:

2.1.1 Xác định tỉ lệ hiểu biết về an toàn truyền máu của Điều dưỡng và nữ hộ sinh tại Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa.

2.1.2 Tìm hiểu các  yếu  tố liên quan đến sự hiểu biết về an toàn truyền máu của Điều dưỡng và nữ hộ sinh.

2.2 Đối tượng nghiên cứu:

-Toàn bộ Điều dưỡng, Nữ hộ sinh đang công tác tại các khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa .

 Tiêu chuẩn loại trừ :

-Những Điều dưỡng, nữ hộ sinh nghỉ hậu sản, đi học.

Cỡ mẫu và chọn mẫu:

- Cỡ mẫu : Tổng số lượng Điều dưỡng, nữ hộ sinh tham gia phỏng vấn.

 2.3 Phương pháp thu thập số liệu:

            Công cụ thu thập thông tin : Phiếu khảo sát được thiết kế sẵn

            Kỹ thuật thu thập thông tin: sử dụng phiếu khảo sát được thiết kế sẵn để phỏng vấn các Điều dưỡng, nữ hộ sinh tại các khoa lâm sàng, thông tin này sẽ được điền vào biểu mẫu đã lập sẵn.

2.4 Phương pháp xử lý số liệu:

-   Số liệu thu thập, được xử lý trên phần mềm SPSS for windows 11.5

- Những con số thống kê cần tính bao gồm: Tần số, tỷ lệ % và khoảng tin cậy 95% của các tỷ lệ nghiên cứu.

- Dùng phép kiểm     để kiểm định các biến định tính, nếu có > 20% ô có tần số kỳ vọng < 5 thì phép kiểm  không thích hợp, lúc đó dùng phép kiểm định chính xác Fisher, dùng bảng chéo crosstab, bảng 2x2 để tìm mối liên quan giữa các biến độc lập.

KẾT LUẬN

 Qua khảo sát 75 nhân viên về kiến thức, thực hành an toàn truyền máu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh hòa năm 2015, chúng tôi nhận thấy :
- Nguồn kiến thức mà nhân viên có được là từ nhà trường 66,7%

- Tuổi từ 21 đến 41 chiếm 92%

- Nữ chiếm 86,7 %

- Trình độ đại học, cao đẳng chiếm 21,3%

- 40% Điều dưỡng, nữ hộ sinh thực hiện y lệnh truyền máu thường xuyên.

- 100%  Điều dưỡng, nữ hộ sinh biết 2 chỉ định cơ bản về truyền máu là thiếu máu nặng và shock mất máu.

- Có 93,3% nhân viên trả lời đúng thời gian làm nguội máu trước khi truyền, 6,7% nhân viên không nhớ.

- Có mối liên quan giữa kết quả kiến thức với y lệnh truyền máu tại nơi làm việc, có sự khác biệt giữa nhóm Điều dưỡng, nữ hộ sinh thực hiện y lệnh truyền máu thường xuyên và nhóm không thường xuyên thực hiện y lệnh truyền máu, có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (p=0,038).          

TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI -BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA NĂM 2015

CN. Trương Thị Hồng Anh

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


1. MỞ ĐẦU

     Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) đáp ứng những nhu cầu sinh lý, tâm lý và tạo cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống, là một biện pháp tự nhiên nhưng vô cùng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và có tác dụng kháng khuẩn, giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, phòng chống thừa cân béo phì.

      Hầu hết các bệnh có thể không xảy ra nếu trẻ được bú đúng cách, ngoài ra NCBSM cũng giúp cho việc bảo vệ sức khỏe bà mẹ. Bà mẹ NCBSM giúp phát triển mối quan hệ gần gủi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con. Tổ chức Y tế Thế giới và Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc đã đưa ra khuyến cáo về việc NCBSM trong 6 tháng đầu, khẳng định việc NCBSM là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các nhà khoa học đã chỉ ra rất nhiều lợi ích sức khỏe của việc NCBSM cho cả mẹ và con. Nhiều hội nghị về  công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em cũng đã lên tiếng báo động về thực trạng đáng lo ngại này. Vì lợi ích của việc NCBSM, người mẹ cần được sự ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ gia đình, xã hội và nơi làm việc của người mẹ đó. Người điều dưỡng cần hiểu thấu đáo vấn đề NCBSM mới hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em.

2. MỤC TIÊU

Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con đang điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa có kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con đang điều trị tại khoa Nhi- Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa

KẾT LUẬN

1. Kiến thức chung của bà mẹ về NCBSM

- 68.2 % bà mẹ có kiến thức chung đúng về NCBSM

- 31.8 % bà mẹ có kiến thức chưa đúng về NCBSM 

2. Mối liên quan

Về mối liên quan giữa kiến thức đúng với các đặc điểm của bà mẹ, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

- Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi sinh sống có liên quan đến kiến thức đúng về NCBSM (p<0,05).

- Số lần sinh con lại không liên quan đến kiến thức đúng về NCBSM (p>0,05).

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở NGƯỜI LỚN TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP, BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA

Bs.Triệu Thị Hoàng Lâm

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


I. MỞ ĐẦU

Bệnh tim mạch là một trong những  nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tử vong do tim mạch chiếm 30% tổng số các ca tử vong. Đặt biệt 82% số bệnh nhân tử vong do tim mạch ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

 Rối loạn nhịp tim là biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch, gồm 2 dạng: rối loạn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp tim chậm.

Vấn đề rối loạn nhịp tim đã và đang thu hút được sự chú ý của y học thế kỷ XXI. Những nghiên cứu ghi nhận sự thay đổi của nhịp tim suốt 24 giờ theo phương pháp Holter cho thấy: ở người khỏe mạnh rối loạn nhịp tim chậm dao động từ 3,5% - 6,3 %  tùy theo lứa tuổi.

Nghiên cứu của Benditt trên 300 người (năm 1994), tỷ lệ người  bị rối loạn nhịp tim là 0,17%. Theo Shiel’man VA (năm 1993), tỷ lệ người bị rối loạn nhịp tim trong cộng đồng là 0,296%.


Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị rối loạn nhịp tim cũng liên tục tăng cùng với sự gia tăng của các bệnh tim mạch và nguy cơ tim mạch trong cộng đồng dân cư.

Một nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự vào năm 2002 tại một xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ bằng cách sử dụng ECG cho thấy, tỷ lệ rối loạn nhịp tim ở đối tượng trên 60 tuổi chiếm 53,8%. Qua đây kết luận, rối loạn nhịp tim tăng khi lứa tuổi càng cao.

Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải, Phạm Trần Linh tiến hành nghiên cứu trên 2453 đối tượng tại 2 tỉnh Thái Bình và Thái Nguyên, tỷ lệ người bị rối loạn nhịp tim trong cộng đồng chiếm 19,5%.

Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim với một số yếu tố nguy cơ tim mạch của Nguyễn Thị Dung và cộng sự năm 2002 tiến hành trên 585 người bị rối loạn nhịp tim nhập vào bệnh viện Việt Tiệp có 168 (29,7%) trường hợp trong số đó bị tăng huyết áp.

Qua đây có thể kết luận việc tìm hiểu về rối loạn nhịp tim là một yêu cầu cần thiết được đặt ra theo mô hình bệnh tật hiện nay.


Tuy nhiên, ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khiêm tốn, trong khi đó bệnh lại có xu hướng phát triển trong cộng đồng với những biểu hiện kèm theo hết sức phức tạp.

Thực tế tại khoa nội bệnh viên đa khoa khu vực ninh Hòa, số lượng bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim rất nhiều, nhập viện điều trị thường xuyên , chi phí cho điều trị, gánh nặng cho gia đình, cộng đồng rất lớn, và tỷ lệ này ngày càng tăng

Từ thực tế đó, tôi mạnh dạn tiến hành đề tài: "Nghiên cứu tình hình rối loạn nhịp tim ở người lớn tuổi điều trị tại khoa Nội - Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa".

Nhằm mục đích: Xác định tỷ lệ rối loạn nhịp tim theo từng loại và nhận xét sự tương quan giữa rối loạn nhịp tim với một số yếu tố nguy cơ.

Vậy định nghĩa người cao tuổi là: Người cao tuổi  là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi từ đủ 60 trở lên theo Luật người cao tuổi ở Việt Nam năm 2009

II  -  Mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

-Xác định tỷ lệ rối loạn nhịp tim ở người lớn tuổi đến khám tại Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hoà từ 1/7/2014 đến 30/6/2015.

-Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến Rối loạn nhịp tim như: tuổi, giới tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, cơn đau thắt ngực, ở người lớn tuổi đến khám tại Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hoà từ 1/7/2014 đến 30/6/2015.

2.2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.2.1Tiêu chuẩn chọn bệnh:

-Tất cả các bệnh nhân đo điện tim bị rối loạn nhịp tim nhập viện và điều trị tại Khoa Nội, tiến hành nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch

2.2.2.Địa điểm nghiên cứu

- Tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa ,tỉnh Khánh Hòa

2.2.3.Thời gian nghiên cứu :

 Thời gian nghiên cứu từ tháng 7 năm 2014  tới tháng 6 năm 2015

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra một số kết luận sau :

1. Đặc điểm chung

Nghiên cứu 384 trường hợp bị rối loạn nhịp tim điều trị tại bệnh viện  đa khoa khu vực Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Về giới tính nam chiếm tỷ lệ  38,5 %; nữ  chiếm 61,5 %

- Nhóm tuổi >70 tuổi  bị rối loạn nhịp tim nhiều nhất 

- các rối loạn thường gặp nhất là rối loạn nhịp nhanh 51,6% và loạn nhịp xoang32,5%.

- tỷ lệ bị rối loạn nhịp tim ở người có cơn đau thắt ngực rất cao chiếm 48,3 %

2. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim và một số yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp:

-Giới: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim ở  nam  và  ở nữ là tương đương nhau không  có ý nghĩa thống kê.

- Tuổi:  nhóm tuổi >=80tuổi bị rối loạn nhịp tim  cao hơn các nhóm tuổi khác.

- THA : tỷ lệ mắc bệnh  rối loạn nhịp tim ở 2 nhóm là tương đương nhau.

- ĐTĐ : tỷ lệ mắc bệnh  rối loạn nhịp tim ở 2 nhóm là tương đương nhau.

- CĐTN: tỷ lệ mắc bệnh  rối loạn nhịp tim ở bệnh CĐTN là rất cao

- Suy tim :    Có sự liên quan giữa rối loạn nhịp tim với bệnh suy tim.

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG VÕNG MẠC Ở  BỆNH  NHÂN  ĐÁI  THÁO  ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA TỪ  01/2015  ĐẾN  08/2015


Bs.Võ Hữu Thư

Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa


TÓM TẮT

Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là nguyên nhân chính gây ra mù loà ở các nước phát triển và dần trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo WHO tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường chiếm từ 20% đến 40% người bị đái tháo đường.  Hiện tại, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổn hại của võng mạc do đái tháo đường, nhưng chưa có số liệu báo cáo chính thức trên toàn quốc.

Trong thời gian qua, tại Khánh Hòa chưa có nghiên cứu nào về tổn thương đáy mắt do bệnh đái tháo đường. Vì vậy, việc tìm hiểu các nguy cơ, đánh giá,  phân loại các tổn ở thương đáy mắt… trên bệnh nhân bị đái tháo đường là cần thiết, để từ đó có thể đưa ra các phương pháp dự phòng hợp lý, giúp họ tránh được nguy cơ mù lòa do bệnh gây ra. 

Đề tài được thực hiện tại Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa với mục tiêu chính là:

1. Xác định tỉ lệ tổn thương võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh hòa năm 2015.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tổn thương võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ   

Đề tài nghiên cứu rút ra một số kết luận sau: Bệnh nhân bị tổn thương võng mạc tiểu đường là 27,4%; nữ 63%, nam 37%; nhóm tuổi 40 – 79 chiếm 82,7%; bệnh nhân có thời gian bị ĐTĐ  từ 5 năm đến 9 năm là 60,7%; không tuân thủ điều trị khi bị ĐTĐ là 86,9%; Có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, quá trình điều trị đến tình hình và mức độ tổn thương võng mạc; Không có mối liên quan giữa tuổi, giới tính đến tình hình và mức độ tổn thương võng mạc.

MỞ ĐẦU                                                       

Võng mạc là bộ phận cảm thụ ánh sáng, trong đó hoàng điểm là trung tâm của võng mạc, nơi cho thị lực tinh tế nhất. Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trên võng mạc sẽ làm cho võng mạc bị tổn thương và gây ảnh hưởng tới chức năng thị giác.

Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là nguyên nhân chính gây ra mù loà ở các nước phát triển và dần trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển.

Theo WHO tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường chiếm từ 20% đến 40% người bị đái tháo đường. Tại Mỹ năm 2007cho thấy bệnh VMĐTĐ là nguyên nhân chính gây mù mắt ở những người có lứa tuổi 20-74; tại Thụy Điển có đến 26,5% bệnh nhân tiểu đường type 2 bị tổn thương võng mạc và có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Hiện tại, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về tổn hại của võng mạc do đái tháo đường, nhưng chưa có số liệu báo cáo chính thức trên toàn quốc. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy (2008) tỉ lệ tổn thương võng mạc là 28,7%; Lê Minh Thông (2008) là 32,2%; Nguyễn Duy Anh (2010) là 33.4%; Phí Thùy Linh (2012) là 34 % trong đó giai đoạn tăng sinh chiếm 16%... [16]; [15]; [7]; [13].

Trong thời gian qua, tại Khánh Hòa chưa có nghiên cứu nào về tổn thương đáy mắt do bệnh đái tháo đường. Vì vậy, việc tìm hiểu các nguy cơ, các tổn ở thương đáy mắt… trên bệnh nhân bị đái tháo đường là cần thiết, để từ đó có thể giúp họ tránh được nguy cơ mù lòa do bệnh gây ra và giúp cho chất lượng cuộc sống được tốt hơn.

KẾT LUẬN

Qua đề tài “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG VÕNG MẠC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HÒA, NĂM 2015” chúng tôi kết luận một số vấn đề sau:

1.             Tình hình bị tổn thương võng mạc ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có đến Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa điều trị là 27,4%; còn thấp so với các nghiên cứu khác.

2.             Nữ 63%, nhiều hơn nam giới (chỉ chiếm 37%)

3.             Nhóm tuổi bị nhiều nhất là 40 – 79 (82,7%), trong đó và 60 – 79 chiếm  (50,6%)

4.             Bệnh nhân có thời gian bị ĐTĐ nhiều nhất là 5 đến 9 năm (60,7%)

5.             Trong số bị bệnh ĐTĐ, có đến 86,9%  không tuân thủ điều trị

6.             Có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, quá trình điều trị đến tình hình và mức độ tổn thương võng mạc.

7.             Không có mối liên quan giữa tuổi, giới tính với tình hình và mức độ tổn thương VM .

Những vấn đề nêu trên đòi hỏi chúng ta cần có kế hoạch tốt hơn nữa để giúp đỡ các bệnh nhân bị ĐTĐ tránh được các biến chứng do bệnh gây ra, trong đó có biến chứng dẫn đến mù lòa là tổ thương võng mạc do đái tháo đường.

 
Các bệnh viện hợp tác  
 Danh mục ICD 9
 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
 
Sở y tế Khánh Hoà
 
Bệnh viện Hòa Hảo
 
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
 
Cục quản lý khám chữa bệnh
 
Tra cứu hồ sơ một cửa
 
Chuyển đổi số quốc gia
Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia

Câu chuyện chuyển đổi số quốc gia

 
 
 
 


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NINH HOÀ
VIDEO CLIP